Thứ ba 16/07/2024 14:46
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Triển khai hiệu quả mô hình phổ biến giáo dục pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp từ quận đến cơ sở, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có nhiều chuyển biến rõ nét, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Triển khai hiệu quả mô hình phổ biến giáo dục pháp luật
Quận Hai Bà Trưng tổ chức tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội năm 2024 Ảnh: TL

Xác định công tác PBGDPL là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, UBND quận Hai Bà Trưng đã và đang triển khai đa dạng các hình thức, mô hình PBGDPL ở cơ sở mang lại hiệu quả như: mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật”; mô hình PBGDPL của các tổ dân phố trên địa bàn phường về các vấn đề nóng như: Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Đất đai…

Bên cạnh đó, UBND quận đã đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL thông qua cổng thông tin điện tử và trang zalo OA của các phường. Phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội tổ chức PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho người yếu thế trên địa bàn các phường.

Hoạt động PBGDPL được triển khai qua các hình thức khác nhau như: lồng ghép trong sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; pa-nô, áp phích, khẩu hiệu, ký cam kết... góp phần truyền tải nhiều quy định pháp luật và nâng cao ý thức tự giác học tập, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn quận.

Đặc biệt, UBND quận Hai Bà Trưng đã triển khai mô hình “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết mâu thuẫn trong Nhân dân” tại phường Quỳnh Lôi và phường Phạm Đình Hổ mang lại hiệu quả tích cực.

Cơ sở pháp lý triển khai: công an phường đã tham mưu UBND phường xây dựng mô hình. Theo đó, UBND phường đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình do Phó Chủ tịch UBND phường làm Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, Phó Công an phường làm Phó Trưởng ban và các ngành, đoàn thể, cảnh sát khu vực, hòa giải viên ở các tổ hòa giải phường là thành viên. Ban chỉ đạo đã xây dựng quy chế hoạt động, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để thực hiện.

Mô hình tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân đối với các mâu thuẫn giữa các bên, các tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự; tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình; các vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính…

Tổ chức bằng hình thức: cảnh sát khu vực và các thành viên tổ hòa giải kịp thời nắm bắt các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân trên địa bàn chủ động báo cáo Ban chỉ đạo; các thành viên của Ban chỉ đạo sắp xếp công việc chuyên môn để bố trí lịch tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp với hai bên; tùy từng vụ việc và đối tượng hòa giải mà chuẩn bị nội dung, biện pháp, thời gian tuyên truyền, phổ biến cho phù hợp…

Phường Quỳnh Lôi triển khai mô hình từ đầu năm 2024 đã kịp thời tuyên truyền giải quyết các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh nên trên địa bàn phường không phát sinh thành các vụ việc mâu thuẫn lớn.

Còn phường Phạm Đình Hổ triển khai mô hình từ tháng 3/2023, đến nay trên địa bàn phường phát sinh 19 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên; UBND phường đã áp dụng mô hình “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân trên địa bàn” qua đó tình hình các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh năm sau giảm từ 3-5 vụ việc so với năm trước (6 tháng đầu năm 2023 phát sinh 7 vụ việc, cùng kỳ năm 2024 chỉ phát sinh 4 vụ việc), từ đó cho thấy việc áp dụng mô hình này đã đạt hiệu quả tích cực.

Theo ông Phan Văn Phúc - Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, điều kiện để triển khai mô hình là từ nguồn nhân lực sẵn từ các cảnh sát khu vực, hòa giải viên cơ sở. Trên cơ sở các buổi tuyên truyền đã triển khai chưa cần sử dụng kinh phí. Việc triển khai mô hình đang được triển khai ở phường Quỳnh Lôi và phường Phạm Đình Hổ đều ảnh hưởng tích cực đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Mô hình có tính khả thi và bền vững, có khả năng duy trì, phát triển ổn định, lâu dài, có thể nhân rộng ở các địa bàn.
Kế hoạch triển khai Đề án 979: lấy người dân làm trung tâm
Chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật: hướng tới phục vụ người dân
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động