Tránh dị ứng thực phẩm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(PL&XH) -Khi bé bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ thường cho con ăn bột với thịt bò, tôm,... thì đa phần các bé đều xuất hiện các nốt mẩn đỏ quanh mồm, sau đó có thể lây lan sang tay rồi toàn thân.
Trong những tháng gần đây, đặc biệt khi thời tiết hanh khô, số lượng trẻ em bị dị ứng thức ăn có xu hướng tăng mạnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai) thì, các loại hải sản như: cua, ghẹ, tôm, sò huyết, tu hài, ... thường dễ gây dị ứng nhất nhưng thực tế đối với trẻ em thì ngay cả những loại thực phẩm giàu chất đạm cũng có thể gây dị ứng.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ thường cho con ăn bột với thịt bò, tôm,... thì đa phần các bé đều xuất hiện các nốt mẩn đỏ quanh mồm, sau đó có thể lây lan sang tay rồi toàn thân. Thường những trường hợp như vậy chủ yếu có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất, do các bé ăn thức ăn có độ đạm cao mà không được lau mồm thường xuyên nên rất dễ bị thẩm thấu một phần vào da, gây dị ứng. Thứ hai, các bé thường vừa ăn vừa chơi rồi quệt tay ngang miệng mặt, sau đó lại bôi ra tay chân, cơ thể khiến các bé dễ bị “tổn thương” da, gây ngứa và mẩn đỏ trên cơ thể. Thứ ba, một số bé có di truyền tiền sử dị ứng từ gia đình nên phòng ngừa dị ứng sớm, không nên ăn dặm trước 6 tháng tuổi và trong thời kỳ cho bú (6 tháng đầu) nên có chế độ ăn phù hợp với mẹ.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Phái, dị ứng thức ăn thường khá đa dạng và triệu chứng xuất hiện thường không giống nhau. Có những trường hợp chỉ nổi mề đay, viêm da..., rất dễ nhận biết nhưng cũng có những trường hợp dị ứng “trong” như viêm mũi, nôn, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản,... Nhiều trường hợp còn bị dị ứng chậm, “tích tụ” một thời gian mới phát bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Như vậy, trẻ con rất dễ bị dị ứng thức ăn bởi một số nguyên nhân trên nên các bà mẹ cần có những phương pháp cho trẻ ăn phù hợp, vừa đảm bảo an toàn và vệ sinh, vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Khi thay đổi chế độ ăn, hay làm quen với thức ăn mới thì các bà mẹ nên cho bé làm quen từ từ, chỉ nên cho ăn 1 loại thức ăn mới mỗi tuần để tiện cho việc theo dõi phản ứng của trẻ. Đồng thời, khi ăn cần luôn lau mồm miệng và tay cho trẻ, tránh để thức ăn dính lâu trên da trẻ. Có như vậy, mới đảm bảo an toàn và tránh cho trẻ khỏi bị dị ứng thức ăn, nhất là trong mùa hanh khô.
Bài, ảnh: Nguyễn Tuấn
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại
Tin mới hơn
Tin đã đăng