Trang bị kiến thức pháp luật cho hòa giải viên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa. |
Hỏi:
Bà B phát hiện anh A có hành động đánh vợ thâm tím mặt mày và chửi bới, đuổi vợ ra khỏi nhà. Bà B đã gặp và góp ý với anh A về việc làm đó, thế nhưng anh A không những không nghe mà còn phát sinh mâu thuẫn với bà B, cho rằng bà B đã tọc mạch vào chuyện gia đình của người khác. Đối với trường hợp này, hòa giải viên cần căn cứ theo quy định nào của pháp luật để phân tích cho các bên trong quá trình hòa giải?
Trả lời:
Theo Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế và nhân viên tư vấn phải giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Cơ quan công an, UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Đối chiếu với quy định trên và điều kiện thực tế, trong trường hợp này, bà B người phát hiện ra hành vi bạo lực của anh A có thể báo tin cho trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc cơ quan công an gần nhất hoặc UBND xã nơi người phát hiện ra hành vi bạo lực đang ở về hành vi bạo lực gia đình của anh A.
Hà Nội: Phấn đấu 60% tổ hòa giải đạt tiêu chuẩn “5 tốt” | |
Mọi vụ việc khi dùng tình cảm thì đều giải quyết được | |
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại