Thứ sáu 26/04/2024 04:12

Tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống - Góc nhìn đa chiều”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 16/6, tại trụ sở báo Kinh tế&Đô thị (21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội) diễn ra tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều” với sự tham dự của các chuyên gia, đại diện người sử dụng lao động, người lao động.

Ngày 12/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Bên cạnh mức lương tối thiểu tháng, năm nay còn có mức lương tối thiểu giờ để bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng nhưng giá xăng kéo theo giá cả sinh hoạt tăng khiến cho cuộc sống của người lao động vẫn còn khó khăn.

Với mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản và mức lương đủ sống của công nhân lao động, báo Kinh tế và Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với chủ đề “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”.

Buổi tọa đàm được tổ chức trực tuyến từ 9 giờ 00 ngày 16/6 tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn

Tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống - Góc nhìn đa chiều”
Lãnh đạo báo Kinh tế&Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tặng hoa các diễn giả tham gia buổi tọa đàm.

Tham dự buổi tọa đàm “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều” có các chuyên gia, đại diện người sử dụng lao động, người lao động:

TS Vũ Minh Tiến – Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ LĐTB&XH.

Bà Mai Thị Thùy – Chủ tịch Hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Bà Hà Thị Phương Anh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty May liên doanh Plummy.

Bà Nguyễn Thủy - Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty CP Thống Nhất Hà Nội.

Phát biểu mở màn buổi tọa đàm, Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức cho biết: "Thuật ngữ lương tối thiểu vùng xuất hiện sớm nhất từ Bộ luật Lao động năm 1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Cũng theo Điều 56 Bộ luật này, lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008."

Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Quang Tấn
Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Quang Tấn

Ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh: "Hiện nay, theo Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Mức lương tối thiểu vùng hầu như đều tăng dần qua các năm. Riêng giai đoạn năm 2021 và sang đầu năm 2022, mức lương tối thiểu vùng không tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ muốn các doanh nghiệp tập trung nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống dịch.

Sang đến năm 2022, dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Đồng thời, lương tối thiểu vùng hiện nay cũng đang chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của lao động. Do đó, thay vì tăng từ 01/01 như các năm trước, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022.

Và ngày 12/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Đó là tin vui với người lao động. Nhiều người lao động cho biết, tuy rằng, số tiền lương tăng không nhiều nhưng ở thời điểm hiện tại cũng giúp cho họ bù đắp được phần nào chi phí sinh hoạt hay một chút chi phí trượt giá, ví dụ như tiền xăng xe, tiền gas, tiền thuê nhà…

Tuy nhiên, dù mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thì các vấn đề về mức lương tối thiểu vẫn còn không ít những băn khoăn: Việc kiểm soát các doanh thực hiện tăng lương như thế nào, tăng lương có cắt giảm phúc lợi xã hội, tổ chức Công đoàn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH ra sao? Nghị định số 38/NĐ-CP không còn quy định những người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề có mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, người lao động có bị thiệt thòi…?".

"Trong cuộc tọa đàm hôm nay, tôi rất mong các diễn giả tập trung bàn luận để làm sáng tỏ các vấn đề sau: Lương tối thiểu ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Lương tối thiểu đã đủ sống? So sánh mức lương tối thiểu của Việt Nam với các nước ASEAN.

Để từ những thông tin của diễn giả, không chỉ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích, mà còn giúp các nhà quản lý Nhà nước, chủ doanh nghiệp có cái nhìn xác thực hơn về lương tối thiểu có tiệm cận mức sống tối thiểu của công nhân lao động, ưu nhược điểm trong chính sách tiền lương của Việt Nam so với các nước trong khu vực." - Ông Nguyễn Minh Đức nói.

"Cuộc tọa đàm ngày hôm nay nằm trong chương trình của báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với tổ Chương trình - ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) trong cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”. Chúng tôi xin cảm ơn các diễn giả đã nhiệt tình đến với buổi tọa đàm hôm nay. Chúc tọa đàm thành công tốt đẹp!" - Ông Nguyễn Minh Đức kết thúc bài phát biểu.

Tăng lương tối thiểu vùng: Chia sẻ với người lao động, hài hòa lợi ích với doanh nghiệp
Từ 1/7: Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động
Tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022: Người lao động vừa mừng, vừa lo
KT&ĐT
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động