Tin vui với thí sinh điểm cao nhưng trượt xét tuyển
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụ thể, để xem xét quyền lợi cho các trường hợp điểm cao nhưng trượt nguyện vọng xét tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã trao đổi với một số trường đại học lớn và các trường cho biết sẽ sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi THPT cao và thuộc đối tượng như trên, căn cứ vào nguyện vọng và điểm đạt được theo điểm chuẩn của từng ngành học cụ thể.
|
Trước đó, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong kỳ xét tuyển vừa qua, số thí sinh đạt 27 điểm (tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 em, có 3 em trong số này có tổng điểm trên 28 điểm.
Trong 165 em, có 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội, bao gồm cả 61 em với điểm xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên, điểm học bạ) đạt từ 29,5 điểm xét trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào.
Trong số 114 em đăng ký xét tuyển vào các trường công an, quân đội, có 97 em chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất. Trong số 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, có 10 em chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, có 3 nguyên nhân khiến điểm chuẩn đại học năm nay tăng cao: đầu tiên là số lượng thí sinh tăng trong khi chỉ tiêu của các trường đại học tương đối ổn định; thứ hai là sự dịch chuyển trong xu hướng chọn ngành; cuối cùng là điểm thi tốt nghiệp THPT cao.
Về việc nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, xét tuyển đại học mang tính cạnh tranh, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh nộp không giới hạn nguyện vọng tại các trường nên cơ hội nằm trong tay các em. Trường hợp không trúng tuyển, thí sinh có thể tham khảo hình thức tuyển sinh khác của trường hoặc tìm hiểu ngành khác.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ có phương án để các trường tăng quyền tự chủ, phối hợp, liên kết với nhau, bổ sung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT trên nguyên tắc đảm bảo nhẹ nhàng, không tăng áp lực cho thí sinh và xã hội, đánh giá tốt năng lực không phải thi nhiều lần mà các trường vẫn có thể chọn thí sinh theo đúng ngành đào tạo.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại