Thứ năm 07/11/2024 23:32

Tiêu chí công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Quyết định quy định về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
tieu chi cong nhan doanh nghiep nong nghiep ung dung cong nghe cao Hà Nội: Khuyến khích cho vay vốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch
tieu chi cong nhan doanh nghiep nong nghiep ung dung cong nghe cao Đà Nẵng: Phê duyệt 7 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thời gian vừa qua, theo thẩm quyền quy định tại Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận được 28 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đáp ứng kế hoạch đã đề ra tại Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2017. Vì vậy cần thiết phải hoàn thiện các căn cứ pháp lý, tăng cường thông tin tuyên truyền từ Trung ương đến địa phương để có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện và được hưởng chính sách hỗ trợ của Chương trình.

tieu chi cong nhan doanh nghiep nong nghiep ung dung cong nghe cao
Ảnh minh họa

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay một số tiêu chí đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 75 của Luật Đầu tư, vì vậy căn cứ quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, cần thống nhất các tiêu chí xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong một văn bản hướng dẫn nhằm tạo thuận lợi cho địa phương, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong việc tra cứu, áp dụng. Giao thẩm quyền công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương; tăng cường hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ công dựa trên sự am hiểu chính xác điều kiện kinh tế - xã hội và các đặc điểm về địa lý, dân cư… của chính quyền địa phương, phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương; tăng cường sự chủ động, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, quy định đảm bảo tính thống nhất nguyên tắc, trình tự thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đáp ứng được yêu cầu quản lý và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động công nhận.

Vì vậy, việc xây dựng quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cần thiết để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên toàn quốc, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa, phát huy thế mạnh quốc gia và đảm bảo phát triển bền vững.

Tiêu chí công nhận

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất: Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:

1- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật Công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

2- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm;

3- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%, đối với doanh nghiệp có tổng số vốn trên 100 tỷ đồng và tổng lao động trên 300 người phải đạt ít nhất 0,5%;

4- Số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt ít nhất 5%, đối với doanh nghiệp có tổng số vốn trên 100 tỷ đồng và tổng lao động trên 300 người phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người;

5- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia.

Dự thảo nêu rõ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động