Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương mại điện tử
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNghệ nhân Phạm Việt Khoa – làng nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh: Khánh Huy |
Nhiều làng nghề đã tạo được thương hiệu
Thủ đô Hà Nội từ nhiều năm nay luôn nổi tiếng với hàng nghìn mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề. Làng nghề phát triển không chỉ tạo công văn việc làm, phát triển kinh tế mà còn giúp công chúng nhất là những du khách quốc tế có dịp thưởng lãm những nét văn hóa độc đáo của các làng nghề truyền thống.
Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội có trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ hầu hết các nghề trong số nghề truyền thống của cả nước. Các sản phẩm làng nghề đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, nhiều sản phẩm được xuất khẩu đi các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, EU, Dubai và một số nước châu Á, Đông Nam Á đã thúc đẩy gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết và tạo nhiều việc làm cho lao động ngoại thành, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Nhiều làng nghề truyền thống Hà Nội đã tạo được thương hiệu trong cả nước như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng kim hoàn Định Công, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá, làng quạt Chàng Sơn, làng tương bần Yên Nhân,...
Câu chuyện các cơ sở, DN làng nghề chuyển dần từ bán hàng trực tiếp sang trực tuyến không còn quá xa lạ khi đây là xu hướng chung của thị trường. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 cũng buộc các DN phải thích nghi để tồn tại.
Nhiều DN, cơ sở kinh doanh gốm sứ tại xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) nắm bắt cơ hội và xây dựng kênh thương mại điện tử để mở rộng thị trường cho gốm Bát Tràng, tập trung kinh doanh sản phẩm online. Hiện nay, thương mại điện tử đã rất phát triển tại Bát Tràng, các gia đình đều kinh doanh online. Rất nhiều đơn vị bán buôn ở các tỉnh khác biết đến dòng sản phẩm mới của Bát Tràng thông qua website và mạng xã hội. Nhờ vậy, gốm sứ Bát Tràng đã nổi tiếng hơn và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, EU... và xuất hiện trên sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba, Tmall... Bát Tràng cũng đang hướng tới cung cấp thông tin cho khách du lịch thông qua mã QR. Qua đó, khách du lịch có thể dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện những thao tác cần thiết như tìm kiếm thông tin các gian hàng, sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của Bát Tràng.
Ở làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) có khoảng 300 hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Những năm qua, nhiều cơ sở đã chủ động tiếp cận khách hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng lụa Vạn Phúc còn tổ chức mô hình bán hàng trực tuyến theo nhóm trên mạng xã hội, liên kết hơn 100 hộ gia đình. Từ nhóm này, các thành viên chủ động tìm được nguồn nguyên liệu sản xuất, giới thiệu mặt hàng do chính cơ sở sản xuất. Với mô hình kinh doanh điện tử, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở làng lụa Vạn Phúc dần chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu cho biết, công ty đã đầu tư xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến qua website, facebook, fanpage, zalo, OA và các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shopee,…; xây dựng nhóm khách hàng thân thiết trên các ứng dụng chat trực tuyến: zalo, viber, telegram…
Vẫn tồn tại nhiều bất cập
Nghệ nhân trẻ tại làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) sáng tạo các sản phẩm Ảnh: Khánh Huy |
Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh các làng nghề phát triển thương mại điện tử tốt, còn đa số các làng nghề vẫn tồn tại nhiều bất cập và thiếu kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại. Các hoạt động xúc tiến thương mại thường tập trung vào việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường để bán những sản phẩm mà thị trường vốn đã có sẵn mà chưa tạo ra sự độc đáo của riêng mình.
Một khó khăn trong kinh doanh thương mại điện tử là bao bì. Nhiều sản phẩm xuất khẩu từng bị trả về vì bao bì không bảo đảm. Do vậy, cần đào tạo cho các làng nghề, có các trung tâm hỗ trợ giúp đỡ họ trong quá trình phát triển.
Nghệ nhân Hà Thị Vinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Thủ công mỹ nghệ Hà Nội cho hay, để ứng dụng thương mại điện tử thực sự hiệu quả, các làng nghề cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh; chủ động khai thác thông tin mở rộng thị trường,...
Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề | |
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại