Chủ nhật 02/02/2025 10:07

Thực trạng nhà thuốc, quầy thuốc hiện nay - Kỳ 3: Khi người đứng quầy bán thuốc trở thành “dược sĩ”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngoài tình trạng nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP, bán thuốc phải bán theo đơn nhưng không cần đơn của bác sĩ… thì việc thuê bằng dược sĩ để mở nhà thuốc, quầy thuốc cũng là vấn đề đáng bàn.  

Trong vai của một người muốn chuyển hướng kinh doanh mở cửa hàng thuốc, chúng tôi đã được một nhân viên bán thuốc tư vấn hết sức nhiệt tình về quy trình mở một nhà thuốc. Thậm chí, còn có cả số điện thoại chuyên làm dịch vụ mở nhà thuốc, khi cần chỉ “bốc máy” lên gọi điện là xong.

Một nhân viên nhà thuốc còn cho biết, chỉ từ 8-10 triệu đồng/tháng đã có thể thuê được bằng dược sĩ ĐH, còn với bằng dược sĩ “non”, chưa đủ 5 năm kinh nghiệm thì giá cũng tầm 1- 2 triệu đồng tháng. Và đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho việc nhà thuốc, quầy thuốc mọc lên khắp nơi.

Trên mạng xã hội, cũng không khó để tìm được người cho thuê bằng dược sĩ. Trang web muabanyduocsg.com có hẳn chuyên mục “Dược sĩ tìm nhà đầu tư”, với hàng loạt thông tin: “Dược sĩ ĐH ở Hà Nội có bằng nhàn rỗi cho thuê hoặc hợp tác, phạm vi nhà thuốc, Cty hoặc nhà máy sản xuất dược”; “Mình có bằng dược sĩ ĐH, cần tìm đối tác tho thuê hợp tác dài hạn”; “Mình có chứng chỉ hành nghề dược của Sở Y tế Hà Nội cấp, bằng ĐH, ai có nhu cầu liên hệ”… Tất cả các tin rao vặt này đều kèm số điện thoại cụ thể để người có nhu cầu dễ dàng liên hệ.

thuc trang nha thuoc quay thuoc hien nay ky 3 khi nguoi dung quay ban thuoc tro thanh duoc si
Nhà thuốc mọc lên khắp nơi, khiến người bệnh vô cùng bối rối khi lựa chọn.

Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cho biết, trên thực tế, có khá nhiều dược sĩ cho thuê bằng cấp. Bộ Y tế đã chỉ đạo các đoàn thanh tra liên ngành và xử phạt khá nghiêm khắc các trường hợp vi phạm…

Dạo quanh một vòng TP Hà Nội, chúng tôi bắt gặp nhiều nhà thuốc, quầy thuốc nằm san sát nhau, có quầy thuốc trưng tấm biển nhưng lại không có niêm yết thông tin giấy phép kinh doanh như luật định.

Trong nhiều năm gần đây, việc người đứng quầy bán thuốc trở thành “dược sĩ” đã quá quen thuộc ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn TP Hà Nội. “Sự quen thuộc” này lại là một dấu hiệu nguy hiểm khi rất nhiều người dân coi nhẹ những dấu hiệu bệnh tật, thay vì tìm bác sĩ ở các BV uy tín để được thăm khám, kê đơn, thì họ lại tìm đến các nhà thuốc để nhờ sự giúp đỡ của các dược sĩ, biến “dược sĩ thành bác sĩ” để mua thuốc về điều trị bệnh.

Không ít tư vấn của những “dược sĩ” đứng quầy khiến cho người dân quyết định mua thuốc mà không biết hậu quả của việc dùng thuốc bừa bãi, không theo kê đơn bác sĩ như thế nào? Bên cạnh đó, cũng phải nói đến ý thức của chính người dân, vì thực tế cho thấy, không có nhu cầu mua thuốc tự chữa bệnh một cách “cẩu thả” của người dân, thì các nhà thuốc không đạt chuẩn, bán thuốc kê đơn không có đơn… không thể tồn tại được. Chúng tôi đã khảo sát và mua một số loại thuốc tại hàng chục nhà thuốc trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm… nhưng chỉ có duy nhất một nhà thuốc trên đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ có hóa đơn bán hàng giao cho khách khi mua thuốc điều trị bệnh tiền liệt tuyến. Điều này cũng đồng nghĩa, nếu mua phải thuốc giả, thuốc phải thu hồi… thì người mua không có chứng cứ gì để trả lại, bảo vệ quyền lợi cho mình.

Luật Dược đã nghiêm cấm hành vi bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc, hành nghề dược mà không có Chứng chỉ hành nghề; thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.

Luật cũng qui định, người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, để những quy định này được thực hiện nghiêm túc, còn phụ thuộc vào việc thanh kiểm tra của cơ quan chức năng.

(Còn nữa)

Khoản 2, Điều 42 Luật Dược quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược:
2. Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây:
a) Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;
c) Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật này;
d) Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;
e) Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 6 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
g) Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
h) Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh;
i) Báo cáo hàng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền;
k) Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ;
l) Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc;
m) Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 1 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng;
n) Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;
o) Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
p) Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.
h) Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc-xin;
i) Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.
Phú An – Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động