Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn thu bền vững
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐiều tiết ngân sách phù hợp, tạo điều kiện cho Thủ đô tăng cường đầu tư phát triển |
Khoản thu về nhà, đất, thu đấu giá quyền sử dụng đất còn thấp
Báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội tại cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự Đảng UBND TP về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính cho biết, ngân sách TP vẫn bảo đảm kinh phí hoạt động của các cấp, các ngành, thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng chống, xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; giải quyết các vấn đề bức xúc dân sinh và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách năm 2022, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 8 tháng năm 2022 đạt nhiều kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn lũy kế đến hết ngày 20/8 là 219.126 tỷ đồng, đạt 70,3% dự toán, bằng 109,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đã thực hiện đạt 200.618 tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán, bằng 108,2% so với cùng kỳ, bao gồm: Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh là 99.727 tỷ đồng, đạt 73,6% dự toán, bằng 115,5% so với cùng kỳ. Dự báo, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước thực hiện là 342.365 tỷ đồng, đạt 109,9% dự toán, bằng 105,8% so với thực hiện năm 2021.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là phải tập trung tháo gỡ khó khăn, cải thiện các khoản thu, chi còn thấp, như: Thu từ nhà, đất; giải ngân vốn đầu tư công. Đồng chí cũng đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ bảo đảm ổn định ngân sách 3 năm; bảo đảm tỷ lệ điều tiết ngân sách tương ứng với phân cấp, ủy quyền cho các địa phương; khai thác nguồn thu từ tài sản công, trong đó, có phần diện tích tầng 1 ở các khu chung cư.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị cần xử lý dứt điểm các khoản thuế nợ đọng lâu năm; tháo gỡ các thủ tục hành chính để thúc đẩy tiến độ đấu giá đất, tăng cường phân cấp, ủy quyền cho địa phương; triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án theo Nghị định số 25/2020-NQ/CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Số lượng các hộ sản xuất kinh doanh ở các địa phương rất lớn, nhiều hộ mong muốn phát triển thành DN. TP cần phải có giải pháp khuyến khích chuyển đổi vừa giúp người dân mở rộng sản xuất, vừa tăng nguồn thu cho TP.
Nhiều vấn đề cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới
Theo ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, trên cơ sở kết luận của Thường trực Thành ủy sau cuộc làm việc này, UBND TP sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm mục tiêu thu ngân sách Nhà nước và tăng tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản; trước mắt, tập trung tháo gỡ vướng mắc về giá, phân cấp và thủ tục hành chính để đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm nguồn thu đồng đều cho các quận, huyện, thị xã. TP sẽ tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu cho TP về lâu về dài.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao các cơ quan TP, các cấp, các ngành đã cố gắng với trách nhiệm cao thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách thời gian qua. Nhờ đó, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2021 rất tích cực trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19. Đặc biệt, 8 tháng năm 2022, kinh tế phục hồi mạnh, tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm tăng 7,79%. Tuy nhiên, kết quả chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp. Đây là vấn đề các cấp, các ngành phải tập trung tháo gỡ thời gian tới; coi đây là giải pháp mang tính động lực đối với tăng trưởng từ nay đến năm 2025.
Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Trước hết, trên cơ sở Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về “Thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội”, UBND TP chỉ đạo việc cụ thể hóa các nội dung về tài chính, ngân sách để thực hiện phù hợp với thực tiễn của Thủ đô.
Thứ hai là, phải đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền,làm tốt những nội dung sẽ trình ra kỳ họp HĐND TP sắp tới, lấy đây là cơ sở bước đầu để tiếp tục phân cấp, ủy quyền mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Hiện nay, còn 1.150 thủ tục hành chính ở cấp Sở, nhưng nhiều việc xảy ra không rõ đơn vị chịu trách nhiệm. Cùng với đó, tỉ lệ điều tiết ngân sách Trung ương cho TP có ý nghĩa rất quan trọng. Các cơ quan TP phải nghiên cứu kỹ các nội dung văn bản của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ làm cơ sở báo cáo, đề xuất với Trung ương về tỉ lệ điều tiết ngân sách phù hợp, tạo điều kiện cho Thủ đô tăng cường đầu tư phát triển.
Bí thư Thành ủy cho rằng, tỷ lệ điều tiết ngân sách Trung ương cho TP có ý nghĩa rất quan trọng. Các cơ quan TP phải nghiên cứu kỹ các nội dung văn bản của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, làm cơ sở báo cáo, đề xuất với Trung ương về tỷ lệ điều tiết ngân sách phù hợp, tạo điều kiện cho Thủ đô tăng cường đầu tư phát triển.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, các cơ quan TP phải nghiên cứu kỹ các nội dung văn bản của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, làm cơ sở báo cáo, đề xuất với Trung ương về tỷ lệ điều tiết ngân sách phù hợp, tạo điều kiện cho Thủ đô tăng cường đầu tư phát triển. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại