Thông tin mới vụ buôn lậu hơn 700 viên kim cương tại TP Hồ Chí Minh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng Nguyễn Thị Linh và Lý Thị Ngọc Bích tại cơ quan điều tra, Ảnh: CQCA |
Theo Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, trước đó trong quá trình mở rộng điều tra vụ án vận chuyển 716 viên kim cương từ Ấn Độ qua sân bay Tân Sơn Nhất, đơn vị đã triệu tập Nguyễn Thị Linh (sinh năm 1972, trú tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) do có liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, Linh đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sau đó, Linh liên hệ với Lý Thị Ngọc Nga (SN 1977), trú tại Phường 12, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh để nhờ lo không bị xử lý hình sự. Sau đó, Nga đã gọi điện thoại báo cho em ruột là Lý Thị Ngọc Bích (sinh năm 1979, trú tại Phường 14, quận Gò Vấp) để tiến hành việc này. Bích đã liên hệ với một số cá nhân quen biết ngoài xã hội để trao đổi về việc chạy án cho Linh và Shaileshkumar - một trong hai đối tượng vận chuyễn kim cương đã bị bắt giữ.
Cùng với đó, Bích đã gặp mặt và trao đổi với Linh về việc hứa hẹn sẽ kiếm người liên hệ với cán bộ thụ lý vụ án, lo cho Linh để không bị xử lý hình sự hoặc giảm nhẹ hình phạt, đồng thời sẽ tìm kiếm luật sư để đi cùng với Linh đến trình diện Cơ quan Công an. Đồng thời, Bích có yêu cầu Linh chuẩn bị tiền để lo việc chạy án với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Đối tượng Lý Thị Ngọc Bích và số tiền tang vật hơn 1 tỷ đồng tại cơ quan Công an, Ảnh: CQCA |
Sau khi nhận số tiền 1,2 tỷ đồng từ Linh, Bích có sử dụng 150 triệu đồng để trả phí thuê luật sư cho Linh. Tuy nhiên, Bích đã không thực hiện bất kỳ nội dung nào khác. Còn hơn 1 tỷ đồng Bích đem cất giữ tại nhà. Sau khi phát hiện vụ việc, Cơ quan CSĐT đã khám xét khẩn cấp đối với Bích và đã thu giữ số tiền này.Tại Cơ quan CSĐT, Linh và Bích đã thừa nhận nhận hành vi phạm tội của mình.
Đến nay, Cơ quan CSĐT đang củng cố mở rộng điều tra các đối tượng tiêu thụ kim cương tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, bên cạnh đó Cơ quan CSĐT cũng đề nghị những ai, cửa hàng nào mua kim cương của đối tượng Linh và Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai, hãy đến Cơ quan Công an (Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh - 674 đường 3 Tháng 2, phường 7, quận 10) trình diện khai báo để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Trước đó, vào lúc 9h ngày 23/10/2024, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hồ Chí Minh đã phối hợp Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất và Công an quận Tân Bình kiểm tra và phát hiện Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai (quốc tịch Ấn Độ) nhập cảnh từ Ấn Độ vào Việt Nam có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa là kim cương. Qua quá trình làm việc, Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai đã thừa nhận toàn bộ hành vi như trên.
Theo kết quả kiểm tra ban đầu, Cơ quan chức năng xác định số hàng hóa do Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai vận chuyển trái phép gồm hơn 700 viên kim cương tự nhiên và nhân tạo, trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng.
Căn cứ kết quả xác minh, làm việc ban đầu và tài liệu chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh nhận thấy hành vi của Prajapati Shaileshkumar Hareshbhai có dấu hiệu của tội phạm “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự.
Lý Nhã Kỳ buôn lậu kim cương? | |
Lý Nhã Kỳ trần tình nghi án buôn lậu kim cương | |
Bắt gã trai vờ hỏi mua nhẫn kim cương để trộm cắp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại