Thịt lợn, thịt bò: Không nên ăn một cách vô tư
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThịt bò và thịt lợn là hai thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nhưng thực tế, cả thịt bò và thịt lợn đều có nguy cơ bị nhiễm giun sán gây hại cho sức khỏe.
Thịt bò bị nhiễm giun sán, có tên khoa học là cysticercus bovis, thịt lợn nhiễm sán được gọi là cysticercus cellulosae. Khi chúng ta ăn phải thịt lợn hay thịt bò có chứa các nang ấu trùng sán khi chưa được nấu chín, các ấu trùng này khi xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày, lớp màng ngoài của sán bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng.
Những triệu chứng khi ăn phải thịt bò, thịt lợn nhiễm sán là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ra cả đốt sán. Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.
Nhắc tới vấn đề này, BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, nang sán trong thịt heo hay thịt bò đều có thể bị tiêu diệt khi nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 10 phút. Nang sán ở lợn là sán dải heo (Taenia solium) hoặc nang sán ở bò là sán dải bò (Taenia saginata).
Tuy nhiên, khi ăn thịt lợn hoặc bò nấu chín, đôi khi người ta có thể bị nhiễm nếu như nấu không kỹ, hoặc nấu nguyên một tảng thịt dày, đun không đủ thời gian, như vậy miếng thịt sẽ chín bên ngoài mà bên trong chưa chín, do đó nang sán vẫn còn khả năng sống sót.
Nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến thịt khó chín kỹ khi đun sôi là dùng thịt, cá đông lạnh, trước bữa ăn, các bà nội trợ thường rã đông qua loa, đem thịt cá còn lạnh bỏ vào nồi nấu, như vậy dù bên ngoài thực phẩm đã chín, nhưng bên trong nhiệt độ vẫn còn thấp, không đủ giết các nang ký sinh trùng.
Khi ăn phải thịt lợn hoặc bò có chứa nang sán, khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau, nang sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành, sống ký sinh trong ruột non, sau đó các sán trưởng thành sẽ tự rụng khỏi than sán, bò ra ngoài hậu môn ban đêm hoặc ra ngoài theo phân. Bệnh nhân sẽ thấy các đốt sán dính vào quần lót hoặc ga trải giường... Nếu ăn xong phát hiện ra thịt lợn có gạo, hoặc thịt bò có nang sán, phải đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để uống thuốc diệt sán.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại