Thứ sáu 19/04/2024 05:01

Thị trường tiêu dùng nội địa cứu cánh xuất khẩu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong năm nay dự kiến thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên, cùng với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu là điểm sáng cho các doanh nghiệp kỳ vọng vào thị trường nội địa. Giảm khó áp lực lên thị trường xuất khẩu...
Thị trường tiêu dùng nội địa cứu cánh xuất khẩu

Thị trường tiêu dùng nội địa cứu cánh xuất khẩu

Năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 37 triệu người vào tầng lớp tiêu dùng, giúp tăng tầng lớp tiêu dùng lên gần 74% so với mức 40% năm 2020 và chưa đầy 10% năm 2000. Bên cạnh đó việc tăng tỉ lệ đô thị hóa, nhất là ở các đô thị cấp 2 và gia tăng nhanh tầng lớp trung lưu. Các chuyên gia dự báo với mức độ hấp dẫn của thị trường tiêu dùng nội địa cũng sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất trong nước.

Nhất là các sản phẩm may mặc, những năm gần đây may mặc rất khó xuất khẩu, trong khi thị trường trong nước quy mô dân số đạt 100 triệu dân. Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp.

Tương tự, mặt hàng chế biến gỗ đại diện cùng với những mặt hàng thời gian gần đây không thuận lợi trong việc xuất khẩu nên các doanh nghiệp tăng cường phát triển thêm mảng thị trường nội địa.

Một số doanh nghiệp chế biến gỗ nhận định: Đối với những đơn hàng tiêu thụ trong nước tuy còn ít nhưng trong giai đoạn này cũng đã giúp cho nhà máy duy trì sản xuất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ tăng tỉ lệ hàng hoá nội địa trên 20%.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định, thị trường nội địa đang là "cứu cánh" cho các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lực kinh doanh, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Quay trở lại sân nhà đối với nhiều doanh nghiệp cũng không phải là việc dễ dàng. Ngoài các mặt hàng đã có thương hiệu, sản phẩm đưa vào thị trường nội địa cũng cần đảm bảo chất lượng, giá cả, minh bạch được về nguồn gốc xuất xứ mới có thể thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng

Còn theo nhận định của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), bên cạnh ưu đãi cho xuất khẩu, thị trường nội địa đang trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất khi thu nhập người dân dự kiến gia tăng, kéo theo tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng

Báo cáo khảo sát người tiêu dùng do Deloitte mới đây nhận định, sự phục hồi kinh tế sẽ là dấu hiệu tốt cho các điều kiện tiêu dùng thuận lợi hơn trong trung và dài hạn. Trong tương lai vẫn còn phải xem khi các biện pháp mở cửa lại biên giới có hiệu lực thì xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trên đà phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, các công ty sản xuất, tiêu dùng đang muốn tận dụng hiệu quả đà phát triển của thị trường trong nước.

Truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản tại Hà Nội: Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng
Người dân không nên "dễ dãi" trong lựa chọn thực phẩm
Tổ chức Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2023
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động