Tăng tính chủ động của địa phương trong việc sử dụng ngân sách
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPGS.TS. Bùi Hữu Đức - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Thương mại phát biểu tại Hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Khánh Huy |
Giúp Hà Nội có thêm nguồn lực
Tại các điều khoản khác của dự thảo Luật cũng thể hiện việc sử dụng ngân sách các cấp của TP để chi những khoản chi đặc thù, cao hơn hoặc ngoài quy định đã có của Trung ương ở các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội, khoa học và công nghệ, nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…; chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Quy định tại Điều 35 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Thủ đô năm 2012 và Nghị định số 63/2017/NĐ-CP (về thưởng vượt thu), các cơ chế chính sách thí điểm về tài chính – ngân sách theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội (tương tự với các Nghị quyết thí điểm đối với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cần Thơ, Đà Nẵng).
Về mức vay nợ và bội chi ngân sách (khoản 4 Điều 35): quy định này nhằm cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần, có thể cao hơn so với Luật Ngân sách (60%) và Nghị quyết số 115 của Quốc hội (không quá 90% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp.
Về tiền thu từ đất (khoản 5 Điều 35): hiện nay, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các địa phương đang được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Tuy nhiên trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Luật Ngân sách nhà nước sẽ được sửa đổi và quy định tỷ lệ điều tiết, phân chia khoản thu này giữa Trung ương và địa phương.
Điều 36. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô được xây dựng nhằm tạo thể chế thông thoáng, thuận lợi cho Thủ đô được linh hoạt, chủ động trong việc bố trí, sử dụng ngân sách để phục vụ cho đầu tư phát triển; khắc phục những vướng mắc của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công hiện hành. Ngoài ra, tại Điều 36 còn có những quy định mới, đặc thù nhằm khắc phục những vướng mắc hiện nay của TP, gồm: quyết định nguồn vốn ngân sách để lập các loại quy hoạch; TP được quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mới hoặc cao hơn của Trung ương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách TP Hà Nội mà ngân sách Trung ương không hỗ trợ.
Quy định này nhằm giúp TP có thể chủ động trong việc quy định chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tiễn, hợp lý, bảo đảm cho việc triển khai nhiệm vụ hiệu quả hơn.
Huy động các nguồn lực
Theo PGS.TS. Bùi Hữu Đức - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Thương mại, về huy động các nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội. Dự thảo đưa ra 2 phương án về việc huy động nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của TP Hà Nội: phương án 1 cho rằng, để tạo nguồn lực ban đầu cho Hà Nội, cần có cơ chế đặc thù để Hà Nội có tiềm lực thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án phát triển đô thị theo TOD, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời, thì cần thiết phải quy định ngân sách TP Hà Nội được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội;
Phương án 2 cho rằng, không quy định nội dung này tại Dự thảo Luật Thủ đô mà sẽ nghiên cứu quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước khi Luật này được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc “có cơ chế điều tiết hợp lý hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương”. Lý do là, nội dung dự thảo hiện tại tuy phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 hiện hành nhưng sẽ lại mâu thuẫn với Luật Ngân sách Nhà nước dự kiến sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022
PGS.TS. Bùi Hữu Đức cho rằng, phương án 1 sẽ là phù hợp hơn cả nhằm tạo cơ chế rõ ràng, thuận lợi cho Thủ đô Hà Nội có nguồn lực đầu tư, phát triển. Đồng thời, về huy động nguồn lực tài chính cho Thủ đô, chúng ta cần tiếp cận theo hướng, Luật Ngân sách Nhà nước là luật chung, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các địa phương; Luật Thủ đô là luật riêng, có thể quy định những nội dung mang tính đặc thù.
Bên cạnh đó, Luật Ngân sách Nhà nước cần ghi nhận nguyên tắc công nhận tính đặc thù, ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô khi có sự khác biệt liên quan đến huy động ngân sách của chính quyền TP Hà Nội. Việc quy định theo hướng này sẽ đảm bảo nội dung về huy động nguồn lực tài chính trong Luật Thủ đô vừa phù hợp Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành, vừa phù hợp với quy định mang tính nguyên tắc khi Luật Ngân sách được sửa đổi, bổ sung trong tương lai.
Tăng cường hiệu quả quản lý chuyển đổi số sử dụng ngân sách Nhà nước | |
Sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động | |
UBND TP Hà Nội xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại