Thứ sáu 22/11/2024 12:44

Tái hiện các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhân dịp Tết Đoan Ngọ năm 2023, từ ngày 21/6, chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” với nhiều phong tục độc đáo, nghi lễ của cung đình sẽ được tái hiện tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Tái hiện các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê
Nghi lễ ban quạt vẫn được Ban tổ chức duy trì

Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được xem là một trong những dịp lễ, Tết quan trọng, được các vương triều tổ chức trang trọng.

Nhiều nguồn sử liệu cho thấy, dưới triều Lê Trung Hưng, Tết Đoan Ngọ là dịp nhà vua và hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành. Theo thông lệ, đây cũng là dịp các bề tôi, quần thần được ban thưởng. Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào lúc thời tiết nóng nực, chiếc quạt là vật dụng làm mát vô cùng thiết yếu, nên ngoài ban yến, nhà vua còn tiến hành ban quạt, thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến thần dân với ý nghĩa nhân văn là ban “Phúc lành, sức khỏe, bình an”.

Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” là lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội trưng bày, diễn giải một cách có hệ thống các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê. Chương trình gồm 2 hoạt động chính là trưng bày và thể nghiệm nghi lễ cùng với không gian lung linh, cổ kính.

Các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê lần đầu tiên được Trung tâm trưng bày diễn giải một cách có hệ thống, sinh động và chân thực thông qua hệ thống pano, tranh vẽ, đặc biệt là phỏng dựng không gian cung đình, thiên tử ngự trên ngai rồng thiết triều, đề thơ lên quạt và truyền ban thưởng quạt cho các quan.

Không gian trưng bày được tạo điểm nhấn bởi bộ sưu tập quạt mang phong cách quạt the đặc sắc của gia đình nghệ nhân Lân Tuyết. Đây là một dòng quạt cao cấp thường dành cho các tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc xưa. Quạt không chỉ đơn thuần là vật để làm mát, để che mưa che nắng,... mà chiếc quạt còn là một tác phẩm nghệ thuật. Làm ra được chiếc quạt the này phải cần người nghệ nhân tài hoa.

Khu trưng bày Tết Đoan Ngọ còn giới thiệu những phong tục độc đáo của người dân kinh thành Thăng Long xưa như tục đeo túi thơm, buộc chỉ ngũ sắc, bôi hùng hoàng cho trẻ em, tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ, tục kết ngải hình con giáp,…

Vào lễ khai mạc, ban tổ chức còn tái hiện lại nghi lễ tiến phẩm, dâng hương lên các vị tiên đế. Bên cạnh đó, nghi lễ ban quạt vẫn được trung tâm duy trì tái hiện. Đây là 2 trong 4 nghi lễ Tết Đoan Ngọ quan trọng của triều đình thời Lê Trung Hưng.

Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Tết Đoan Ngọ là ngày nào?
Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ? Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?
Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2023 Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2023
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động