Thứ sáu 22/11/2024 03:15

Ảnh

Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đang tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, thường được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là ngày Tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á gồm Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan Ngọ được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp để con cháu tìm về nguồn cội, nhớ ơn công đức tổ tiên.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Các nguồn sử liệu cho biết dưới triều Lê trung hưng, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Lễ vật thờ cúng bao gồm các loại quả: đào, mận, vải thiều, dưa hấu, khế, xoài… cùng cơm rượu nếp, bánh tro, rượu hùng hoàng, xương bồ. Sau lễ cúng, cả nhà quây quần ăn hoa quả, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ” trong người, cầu mong mạnh khỏe, bình an.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Đào Xá - làng làm quạt tiến cung. Thời Lê, làng thuộc tổng Ngọc Cục, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, Hưng Yên.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Khu vực trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống tái hiện một cách chân thực, dung dị không gian thờ cúng và không gian trưng bày các loại thảo mộc, các loại túi thơm, là những đồ gắn với Tết Đoan Ngọ theo quan niệm dân gian. Khu trưng bày gợi nhớ đến hình ảnh hai phố cổ quen thuộc là Thuốc Bắc và Hàng Mụn (Hàng Bút ngày nay).
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Các du khách tham quan trưng bày tái hiện không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa tại Hoàng Thành Thăng Long.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Tục hái lá vào giờ Ngọ làm thuốc theo quan niệm của người xưa truyền rằng, giờ Ngọ là thời khắc dương khí tốt nhất vì mặt trời sẽ tỏa ra nhiều nhất, do đó các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Các loại cây thường hái như ngải cứu, đinh lăng, ích mẫu, tía tô, vông, vối, sen… về được băm nhỏ, phơi khô dùng làm thuốc chữa bệnh cho cả năm. Ý nghĩa lớn và sâu sắc nhất trong tục hái lá làm thảo dược trong ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “y dược toàn dân”.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Đối với người Việt Nam, Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là "tết giết sâu bọ" do có nguồn gốc gắn liền với mùa màng nông nghiệp và thời tiết. Tháng Năm bắt đầu nắng nóng và cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân Kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ em; đi mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh...
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Những thức quà cúng lễ quen thuộc trong ngày "Tết giết sâu bọ" như quả vải, mận, bánh gio, cơm rượu nếp.
Trải nghiệm không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa
Không gian Tết Đoan Ngọ trong cung đình còn có nghi lễ quang trọng dâng hương và ban quạt. Theo đó, nhằm nêu cao tình thần trung nghĩa của các quần thần, nhà vua làm thơ đề trên quạt để ca ngợi cuộc sống thanh bình của muôn dân, đồng thời để khuyên răn triều thần làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho trăm họ. Theo thông lệ, tết cũng là dịp các bề tôi được ban thưởng. Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào lúc thời tiết nóng nực, chiếc quạt là vật dụng làm mát vô cùng thiết yếu, nên ngoài ban yến, nhà vua còn tiến hành ban quạt. Quạt được ban cho các hoàng thân, văn võ bá quan, bính lính, nô tì, tiểu giám... và còn được cung tiến vào văn miếu, vũ miếu. Ân điển ban quạt thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến thần dân với ý nghĩa nhân văn là ban “Phúc lành, Sức khỏe, Bình an”.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động