Thuế đồ uống có đường: giải pháp cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng
Một lon nước ngọt thông thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 kcal năng lượng, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng khác. Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên dùng trung bình khoảng 25g đường mỗi ngày.
Báo động gia tăng trẻ thừa cân, béo phì có liên quan đến sử dụng đồ uống có đường
Tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no. Đồ uống có đường gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ như thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, hệ xương răng, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, ung thư…
Uống nước ngọt thường xuyên khiến trẻ hung hăng hơn
Trong một nghiên cứu dọc theo dõi mối liên quan giữa tiêu thụ nước ngọt và sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, năm 2020 cho thấy: Uống nước ngọt thường xuyên hơn có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.