Thứ sáu 26/04/2024 00:10

Tác động tích cực của việc đánh giá tiêu chuẩn “Tổ hòa giải 5 tốt”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc thực hiện đánh giá, công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” có những tác động tích cực, trực tiếp đến hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” gồm 5 tiêu chí: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành 85% trở lên; Phối hợp tốt giữa Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở;

Được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên tốt; Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật;

Định kỳ giao ban sáu tháng, hằng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Việc đưa ra 5 tiêu chí trên đã gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở giữa người dân và chính quyền. Tiêu chí 1 và tiêu chí 2 là các tiêu chí thể hiện tinh thần, trách nhiệm, kỹ năng của hòa giải viên trong công tác hòa giải. Tiêu chí 3, 4, 5 là các tiêu chí gắn trách nhiệm của chính quyền trong công tác hòa giải cũng như trách nhiệm của hòa giải viên trong việc ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Từ tiêu chí đánh “Tổ hòa giải 5 tốt”, nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật.

Giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hòa giải ở cơ sở, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ ở cơ sở.

Việc kiện toàn Tổ hòa giải và công nhận Tổ hòa giải, hòa giải viên tạo điều kiện bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Tác động tích cực của việc đánh giá tiêu chuẩn “Tổ hòa giải 5 tốt”
Ảnh minh họa

Trong năm 2020, phường Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) có 8/12 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Ông Đinh Văn Long, Phó Chủ tịch phường Văn Quán cho hay, ngay từ đầu năm UBND phường Văn Quán đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ hòa giải ở cơ sở; quan tâm chỉ đạo việc rà soát, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải và Hòa giải viên ở cơ sở.

Tuyên truyền, cung cấp tài liệu, bồi dưỡng tập huấn nhằm nâng cao kiến thức pháp luật nghiệp vụ và kỹ năng cho hòa giải viên nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần ổn định, giữ vững an ninh trật tự.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện rà soát các tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt” còn nhiều vướng mắc do chưa được tập huấn về cách đánh giá, công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Nhiều vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học nhanh, tăng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế, còn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội phát sinh. Do vậy, trong quá trình phát triển có nhiều vấn đề phức tạp liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Đặc biệt, chế độ bồi dưỡng, kinh phí để chi trả cho công tác hòa giải còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác hòa giải. Các hòa giải viên chưa thật sự tâm huyết đối với công tác hòa giải.

Mặt khác, trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ hòa giải viên còn hạn chế, tỉ lệ hòa giải viên có trình độ cử nhân luật rất thấp. Do đó, hiệu quả công tác giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa cao.

Với kiến nghị, các cấp chính quyền cần tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn việc đánh giá công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

Đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ đánh giá, công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”, hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn việc đánh giá công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

Hằng năm, tổ chức tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời những “Tổ hòa giải 5 tốt” và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động