Thứ bảy 27/04/2024 14:51

Sửa đổi Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu... của Đảng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 26/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy sắp tới.
Sửa đổi Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu... của Đảng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị. Tham dự phiên khai mạc có các đại diện lãnh đạo các bộ, ngành cùng các cơ quan, tổ chức liên quan.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 sẽ cho ý kiến vào 8 dự án luật nhằm thể chế hóa một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng, có nhiều quy định mới, đối tượng chịu ảnh hưởng rộng cần được cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng (như Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)…

Phát huy bài học, kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong quá trình xem xét, thông qua các luật, nghị quyết từ đầu nhiệm kỳ và kết quả của 4 hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước đây, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục thống nhất nguyên tắc: Những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng và có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện. Những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Ngay sau phần khai mạc, hội nghị tiến hành xem xét, cho ý kiến một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, Ủy ban Thường trực Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cùng các cơ quan có liên quan để tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, tổ chức nhiều Hội thảo, tọa đàm tập hợp ý kiến chuyên gia, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Đảng đoàn Quốc hội cũng đã bố trí làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về việc tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, tại Phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉ lý dự thảo Luật này. Sau Phiên họp 31, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5.

Phiên họp này sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến một số nội dung về nguyên tắc áp dụng pháp luật, tổ chức chính quyền đô thị, quản lý không gian ngầm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, phát triển kiên định theo hướng giao thông công cộng, thực hiện hợp đồng xây dựng chuyển giao và liên kết phát triển vùng...

Trước đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu hội tỉnh Quảng Bình cho biết, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đặt ra yêu cầu Thủ đô Hà Nội phải là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Để đạt được mục tiêu này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ, việc hoàn thiện thể chế, mà trọng tâm là hoàn thiện việc sửa đổi Luật Thủ đô là vấn đề cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay, là cơ hội để Thủ đô Hà Nội bứt phá phát triển.

Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng về phát triển Thủ đô Hà Nội; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong các quy định hiện hành; tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Vĩnh Phúc: tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Vĩnh Phúc: tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo kết luận Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo kết luận
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động