Thứ sáu 08/11/2024 03:32

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các bộ, cơ quan cần quyết liệt thực hiện các giải pháp để khắc phục triệt để những bất cập, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị quyết số 66/NQ-CP nhận định: Công tác xây dựng thể chế, pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp cần tập trung cao cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Các bộ, cơ quan cần tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các giải pháp để khắc phục triệt để những bất cập, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, tạo chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng bộ, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng pháp luật.

Quyết nghị một số dự án luật

Chính phủ quyết nghị các nội dung liên quan đến một số dự án luật.

Cụ thể, về dự án Luật Cảnh sát cơ động, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và nội dung cơ bản của dự án Luật Cảnh sát cơ động, được xây dựng trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Cảnh sát cơ động hiện hành, tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động chính quy, tinh nhuệ, hiện đại nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở vững chắc để cảnh sát cơ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước trong tình hình mới.

Chính phủ thống nhất về một số nội dung quan trọng của dự án Luật theo hướng: Không quy định trong luật về cơ cấu tổ chức của cảnh sát cơ động, chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của cảnh sát cơ động bao gồm Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và cảnh sát cơ động công an tỉnh; quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp cảnh sát cơ động được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ lên tàu bay, tàu thủy; phân định rõ thẩm quyền, phạm vi đối với việc ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện bay không người lái…

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chính phủ thống nhất đối với nội dung cơ bản của dự án Luật và yêu cầu chỉnh lý một số nội dung theo hướng: Đổi tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thành dự án Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi).

Tạm ngừng xử phạt ô tô chưa lắp camera giám sát

Về thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính, đa số thành viên Chính phủ thống nhất như quy định dự thảo luật: Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự. Một số thành viên Chính phủ thống nhất theo hướng giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Chính phủ cũng cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật Đất đai, cũng như các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện các nội dung chính sách, bảo đảm bao quát, khả thi, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Về đề xuất tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ quyết định tạm ngưng áp dụng đến hết ngày 31-12-2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi quy định tại điểm p Khoản 5 Điều 23; điểm c Khoản 3 Điều 24; điểm o, p Khoản 6 Điều 28 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Khắc phục triệt để nợ văn bản

Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, pháp luật.

Cụ thể, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; chủ động đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo tổ chức huy động các nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tiến độ xây dựng và chất lượng của văn bản, hạn chế tối đa việc xin điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhất là việc xin lùi, rút dự án luật, pháp lệnh; khắc phục triệt để việc chậm, nợ văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết như thời gian vừa qua.

Tăng cường chỉ đạo việc rà soát, đánh giá, tổng kết thi hành pháp luật để chủ động tháo gỡ các vướng mắc, bất cập đang cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế, tạo động lực mới thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật; hỗ trợ, thúc đẩy các thành phần kinh tế khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch COVID-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, cần tiếp tục rà soát, xác định những nội dung vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý, không còn phù hợp với thực tiễn trong các thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ để ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền trong quý III/2021. Đối với những mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn, hoàn thành trong quý III/2021. Đối với những vướng mắc liên quan đến luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sẽ tập hợp, phân tích tác động, sự cần thiết phải ban hành, sửa đổi để báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quá trình xây dựng pháp luật cần được các bộ, cơ quan tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, tránh tình trạng lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, kiểm soát chặt chẽ các quy định, thủ tục hành chính gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2022, không để tiếp diễn tình trạng chậm, nợ văn bản quy định chi tiết.

Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách thức tổ chức thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động của các cơ quan trong việc trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng, ban hành văn bản phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội, phát triển đất nước hoặc tình trạng khẩn cấp, phòng chống dịch bệnh.

Chính phủ nhấn mạnh song song với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả, công tác tổ chức thực thi pháp luật phải được coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động