Thứ sáu 28/06/2024 00:41

Sắp tới sẽ thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quan điểm nhất quán của Bộ Giao thông Vận tải là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu mới triển khai thu phí. Đường cao tốc Nhà nước thu phí không phải vì lợi nhuận mà hoàn trả một phần kinh phí cho công tác bảo trì, duy tu tuyến đường, hoặc đầu tư đường cao tốc mới.
Sắp tới sẽ thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh: Nguyễn Đăng.

Theo Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Bùi Quang Thái, dự kiến ngày 26/6 tới đây, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Dự thảo Luật Đường bộ và Dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ. Hai dự thảo luật trên được tách từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Trong đó, dự thảo Luật Đường bộ bổ sung nhiều quy định mới về quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ. Đặc biệt, là các nội dung liên quan tới hoạt động thu phí các phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư xây dựng.

Để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, Cục Đường bộ Việt Nam đang xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn, tránh khoảng trống pháp lý khi luật có hiệu lực.

Thông tin về các kế hoạch để có thể tiến tới thu phí phương tiện đi trên cao tốc, ông Thái cho biết: "Quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu mới triển khai thu phí. Đường cao tốc Nhà nước thu phí không phải vì lợi nhuận mà hoàn trả một phần kinh phí cho công tác bảo trì, duy tu tuyến đường, hoặc đầu tư đường cao tốc mới".

Về cách thức triển khai, ông Thái cho biết, tới đây, hệ thống giao thông thông minh (ITS), trong đó có hệ thống thu phí tự động không dừng sẽ được đầu tư đồng bộ với quá trình xây dựng đường cao tốc. Vì vậy, trên cơ sở hạ tầng hiện nay không phải đầu tư trạm thu phí.

Cục Đường bộ Việt Nam đang xem xét 2 phương án thu phí. Phương án thứ nhất là Cục Đường bộ Việt Nam tự tổ chức thu, bằng cách đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí trên nền tảng hệ thống thu phí tự động không dừng. Phương án này có nhược điểm là hình thức thu phí "nhặt dần", sau khi trừ đi chi phí tổ chức thu thì nộp ngân sách nhà nước.

Phương án thứ hai là đấu thầu quản lý đường cao tốc theo hình thức hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M). Nhà đầu tư sẽ đứng ra thu phí và quản lý bảo trì tuyến đường. Nhà nước bán quyền thu phí tuyến cao tốc trong thời gian nhất định, thu ngay được một khoản tiền. Phương án này có nhiều ưu điểm nhưng không hấp dẫn nhà đầu tư ở những tuyến có lưu lượng phương tiện thấp.

Về mức phí, Cục Đường bộ Việt Nam đang nghiên cứu các kịch bản, tính toán đảm bảo cân bằng giữa dịch vụ cung cấp đến người sử dụng và mức thu, tránh tác động quá lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và chi phí logistics.

Ông Thái cũng thông tin thêm, khi nguồn lực Nhà nước hạn hẹp, Cục Đường bộ Việt Nam cũng tính toán đến việc huy động vốn từ tư nhân. Hiện trên tuyến Quốc lộ có 63 dự án BOT nên nhà đầu tư phải bỏ chi phí để bảo trì tuyến đường thu phí. Với cao tốc hiện hữu, cục tính toán sử dụng phương án thuê nhà đầu tư khai thác hoặc hợp đồng kinh doanh-quản lý (hợp đồng O&M) thì Nhà nước sẽ không tốn nguồn lực cho công tác bảo trì.

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1: Thi công với tinh thần “Không còn con đường lui…”
Chính thức thông hầm Thần Vũ cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt
Sắp đầu tư 8 trạm dừng nghỉ thuộc 7 dự án cao tốc Bắc - Nam
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động