Sắp có bảng xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu doanh nghiệp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với một số loại trái phiếu phát hành nhằm tăng tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng trái phiếu được phát hành |
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thị trường trái phiếu DN có dấu hiệu tăng trưởng nóng, xuất hiện một số hiện tượng huy động vốn trái phiếu chưa tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, để thị trường tiếp tục phát triển bền vững, minh bạch và hiệu quả, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường công tác quản lý, giám sát.
Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tăng cường việc quản lý, giám sát, triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu của các DN bất động sản, các tổ chức tín dụng có liên quan đến DN bất động sản, các DN có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các DN có kết quả kinh doanh thua lỗ, các DN phát hành không có tài sản bảo đảm.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu DN riêng lẻ đang được gửi lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn, các thành viên thị trường và lấy ý kiến rộng rãi công chúng trên website Chính phủ và website Bộ Tài chính từ ngày 9-12-2021.
Trong dự thảo Nghị định sửa đổi lần này, có một số nội dung như: Sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của DN phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.
Bổ sung quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với một số loại trái phiếu phát hành nhằm tăng tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng trái phiếu được phát hành, đồng thời giúp thị trường có thói quen sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để đánh giá rủi ro của trái phiếu, tiệm cận với thông lệ quốc tế, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
Bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu để tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn trái phiếu của DN phát hành cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết khác của DN phát hành.
Cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được phép đầu tư và giao dịch trái phiếu DN phát hành riêng lẻ. Bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch, tăng cường quản lý, giám sát đối với các trái phiếu đưa vào giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Sửa đổi một số quy định về thời hạn và nội dung công bố thông tin nhằm khắc phục những bất cập thời gian vừa qua, đồng thời tăng cường tính minh bạch của DN phát hành trái phiếu và việc sử dụng vốn phát hành trái phiếu của DN.
Theo Luật Chứng khoán năm 2019, Luật DN năm 2020 và các Nghị định của Chính phủ (Nghị định Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020, khung khổ pháp lý về trái phiếu DN hướng tới mục tiêu phát triển thị trường ngày càng công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Thị trường trái phiếu DN Việt Nam đă có các bước phát triển nhanh với đầy đủ các cấu phần để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các DN, từng bước giảm sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng.
Tuy vậy, thời gian gần đây, thị trường trái phiếu DN có dấu hiệu tăng trưởng nóng, xuất hiện một số hiện tượng huy động vốn trái phiếu chưa tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, cần nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lư, giám sát thị trường trái phiếu DN, trong đó tập trung xây dựng các biện pháp thanh tra, giám sát, thắt chặt việc phát hành trái phiếu DN riêng lẻ không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo và uy tín của DN phát hành thấp nhằm hướng tới thị trường minh bạch, an toàn và hạn chế rủi ro.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu DN riêng lẻ, đặc biệt là việc phát hành của các DN nhỏ lẻ, mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao, có kết quả kinh doanh không rơ ràng, thực chất; Tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện các DN có dấu hiệu vi phạm, lách quy định của pháp luật trong việc phát hành trái phiếu DN. Trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thì khẩn trương chuyển CQCA xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian qua, để phát triển thị trường trái phiếu DN theo đúng các chủ trương của Nhà nước, Bộ Tài chính đã xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành khung khổ pháp lý về thị trường trái phiếu DN đồng bộ tại Luật Chứng khoán năm 2019, Luật DN năm 2020 và các Nghị định của Chính phủ (Nghị định Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán), Thông tư của Bộ Tài chính. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại