Sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHTX Rau quả sạch Chúc Sơn là HTX đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ mở rộng quy mô diện tích trồng rau theo quy trình kỹ thuật của Nhật Bản |
Năm 2021 có thêm 40 sản phẩm được đánh giá phân hạng
Tính đến tháng 8-2021, huyện Chương Mỹ có 59 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và xếp loại. Trong đó, có 1 sản phẩm được đánh giá phân hạng tiềm năng 5 sao, có 47 sản phẩm được đánh giá phân hạng 4 sao, 11 sản phẩm được đánh giá phân hạng 3 sao. Chương Mỹ, phấn đấu hết năm 2021 có thêm 40 sản phẩm được đánh giá phân hạng.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP, toàn huyện cũng có 559 trang trại chăn nuôi, gieo trồng; 6 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; 10 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Chương Mỹ đã có 258 sản phẩm đã cấp mã truy xuất nguồn gốc QRCode. Các sản phẩm được đánh giá của huyện Chương Mỹ bao gồm: Hộp vuông đan mây, khay lục giác đan mây, đĩa tròn đan mây của Cty TNHH mỹ nghệ Hoa Sơ; trứng gà Tiên Viên của Cty CP Tiên Viên; trà Hoàn ngọc túi lọc SADU, trà túi lọc Cà gai leo SADU của Cty CPNN công nghệ cao Thăng Long; bưởi Diễn Nam Phương Tiến của HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến; các loại rau của Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn… Kết quả đánh giá của Tổ tư vấn là cơ sở để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Hà Nội đến năm 2021 chứng nhận "Sản phẩm OCOP cấp Thành phố", cấp sao cho các sản phẩm của huyện Chương Mỹ.
Ông Nguyễn Văn Trung, GĐ Cty TNHH mỹ nghệ Hoa Sơn ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa cho biết, thấy quê mình nghề mây tre đan là nghề truyền thống của địa phương, hầu hết nguyên liệu đã có sẵn, nên tôi đã nghĩ phải tạo ra sản phẩm hàng hóa từ mây tre, nứa, lá cây. Từ ý tưởng đó, ông đã mạnh dạn mở xưởng sản xuất, chế tạo mẫu mã sản phẩm từ mây, tre, lá cây.
Sau 2 năm tham gia chương trình OCOP, hiện nay sản phẩm Hộp vuông đan mây được đánh giá đạt sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 11 sản phẩm như: Đĩa tròn đan mây, khay lục giác đan mây, bộ lót ly (chất liệu mây tre), lọ hoa đan mây… của cơ sở được đánh giá đạt sản phẩm đạt 4 sao cấp Thành phố, trở thành mặt hàng nổi tiếng và được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường ngoài nước, như: Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản, I Ran, Mỹ, Đức… Mỗi ngày cơ sở hoạt động từ 7g đến 21g30 để có đủ lượng hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, bình quân tiêu thụ hết 30 – 35 kg nguyên liệu chính, sử dụng từ 60-70 lao động và cho ra thị trường trên 1.000 chiếc sản phẩm các loại.
Đa dạng hóa các sản phẩm OCOP mới
Để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, ngay từ đầu năm 2021, UBND huyện Chương Mỹ đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân. Huyện đã tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành, tập huấn cho các đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất. Ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ, năm 2021, huyện đã triển khai làm thêm các sản phẩm của làng nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa, mô hình chăn nuôi gà thảo dược của HTX Nông nghiệp công nghệ cao, phấn đấu được công nhận đạt OCOP của Thành phố. Huyện cũng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia, mở các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP; đa dạng hóa các sản phẩm OCOP mới, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... để có đầu ra bền vững.
Theo ông Hoàng Văn Khảm, GĐ HTX Rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, hơn 5 năm trước, HTX khi đó chỉ có vài thành viên, sản xuất trên diện tích 5ha, là tập hợp một nhóm hộ nông dân tâm huyết, cùng đam mê với nghề trồng rau sạch. Mong ước của nhóm nông dân lúc bấy giờ chỉ đơn giản là hình thành được một vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Giáp Ngọ. HTX Rau quả sạch Chúc Sơn là HTX đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ đầu tư mở rộng quy mô diện tích trồng rau theo quy trình kỹ thuật của Nhật Bản. Song song với việc trồng và chăm sóc các loại rau, quả, HTX luôn đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, chuyển giao công nghệ và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Có thể thấy, chương trình OCOP là giải pháp góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và góp phần sớm đưa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành công ở huyện Chương Mỹ. Với sự chăm chỉ, cần cù tiếp cận nhanh của người dân, cùng với sự hỗ trợ, tiếp sức của chính quyền huyện, các sản phẩm OCOP của Chương Mỹ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết: “Thực hiện Chương trình OCOP, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn đã lựa chọn một số sản phẩm rau, củ để đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Kết quả, HTX đã có 6 sản phẩm được UBND Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, bao gồm: Hành lá, rau muống, rau cải canh, rau mùng tơi, cà chua và rau mùi ta. Đồng thời, mô hình sản xuất rau quả sạch của HTX được đánh giá là hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của ngành nông nghiệp Thủ đô. Việc được công nhận sản phẩm OCOP sẽ góp phần nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng hơn cho thương hiệu rau sạch Chúc Sơn”. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại