Thứ sáu 22/11/2024 23:39
Giải đáp chính sách

Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 16/5/2023, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định số 07/2023/QĐ-KTNN ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi được biết, vừa có quy định về quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Xin quý báo cho biết một số nội dung liên quan đến phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng?

(Nguyễn Hải Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau: Ngày 16/5/2023, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định số 07/2023/QĐ-KTNN ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Theo đó, Điều 9 nêu về thu thập và đánh giá bằng chứng:

1. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán (KTVNN)) phải vận dụng phù hợp các phương pháp, thủ tục kiểm toán, kiến thức và xét đoán chuyên môn, các văn bản quy phạm pháp luật để tiến hành kiểm toán các nội dung công việc được giao; chủ động, tích cực trong việc phát hiện gian lận, sai phạm, nhất là các dấu hiệu tham nhũng, tội phạm. Để nâng cao khả năng phát hiện gian lận, sai phạm, nhất là các dấu hiệu tham nhũng, tội phạm, KTVNN phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán, phải nhận thức được khả năng có thể tồn tại sai sót trọng yếu do gian lận; đặc biệt chú trọng tuân thủ các CMKTNN và/hoặc hướng dẫn thực hiện CMKTNN về: Trách nhiệm của KTVNN liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính; Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính; Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính; Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính; Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

2. Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu, hồ sơ do đơn vị được kiểm toán cung cấp, KTVNN phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết, như: Phỏng vấn lãnh đạo và/hoặc những người, bộ phận (thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ...) có liên quan của đơn vị được kiểm toán, thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá các vấn đề bất thường, mở rộng mẫu chọn kiểm toán, kiểm tra các tài liệu, thông tin có liên quan...

3. Các phương pháp, thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thực hiện theo quy định của CMKTNN và/hoặc hướng dẫn thực hiện CMKTNN về: Bằng chứng kiểm toán và Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ (gồm: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại) và các phương pháp khác như: kiểm tra hiện trường, kiểm định, thuê chuyên gia, kiểm kê, giám định, kiểm tra tài khoản. Việc vận dụng phương pháp, thủ tục kiểm toán tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán và yêu cầu về bằng chứng kiểm toán trong trường hợp cụ thể.

4. Khi xem xét, xác định có hay không dấu hiệu tham nhũng, tội phạm thì KTVNN cần phải đối chiếu với các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật khác có liên quan về hành vi tham nhũng, tội phạm.

5. KTVNN kiểm tra, soát xét và hệ thống hóa các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được về vụ việc nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng, tổng hợp phát hiện, lập bước đầu hồ sơ của vụ việc.

Về thảo luận và xử lý ở Tổ kiểm toán, Điều 10 nêu:

1. Sau khi thực hiện xong bước công việc quy định tại khoản 5 Điều 9 Quy trình này, KTVNN báo cáo ngay Tổ trưởng Tổ kiểm toán (trong trường hợp Đoàn kiểm toán không có Tổ kiểm toán thì báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán) kèm theo hồ sơ bước đầu của vụ việc.

2. Tổ trưởng Tổ kiểm toán tổ chức họp tổ để thảo luận về phát hiện, các bằng chứng KTVNN đã thu thập được và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng; đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán để chỉ đạo. Việc thảo luận trong Tổ kiểm toán phải tuân thủ CMKTNN và/hoặc hướng dẫn thực hiện CMKTNN về: Trách nhiệm của KTVNN liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính, Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan.

3. Trên cơ sở kết quả thảo luận trong Tổ kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán chỉ đạo KTVNN thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm toán bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết. Trường hợp cần thiết Tổ trưởng Tổ kiểm toán đề xuất với Trưởng Đoàn kiểm toán báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung phạm vi, nội dung, phương pháp kiểm toán, đối chiếu, thời gian, nhân sự Đoàn kiểm toán ...

4. KTVNN thực hiện các công việc theo chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán; tổng hợp bằng chứng kiểm toán, củng cố hồ sơ vụ việc và báo cáo Tổ trưởng Tổ kiểm toán để báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán...

B.A
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động