Quản lý Nhà nước về bổ trợ tư pháp: triển khai kịp thời, hiệu quả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn pháp luật cho người dân tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Sở Tư pháp TP cho biết, về công tác quản lý luật sư, tổng số tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn TP đến nay là 1.803 tổ chức với 5.343 luật sư, 105 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và 133 chi nhánh của các tổ chức hành nghề luật sư trong nước. Trong kỳ báo cáo, kết nạp thêm 44 luật sư, tiếp nhận 647 người tập sự hành nghề luật sư trên tổng số 4.589 người tập sự hành nghề luật sư;
Thực hiện đăng ký hoạt động cho 88 tổ chức hành nghề luật sư (trong đó có 59 công ty luật, 29 văn phòng luật sư), 4 chi nhánh của tổ chức hành nghề và 5 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 187 lượt tổ chức hành nghề luật sư; chấm dứt hoạt động đối với 8 tổ chức hành nghề luật sư; tiếp nhận 32 trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Công tác quản lý hoạt động công chứng, theo Sở Tư pháp trên địa bàn TP hiện có 122 tổ chức hành nghề công chứng (10 phòng công chứng và 112 văn phòng công chứng) với 463 công chứng viên. Trong kỳ báo cáo, thực hiện đăng tải 373 thông tin ngăn chặn và giải tỏa ngăn chặn theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị và giải quyết 31 đơn (kiến nghị, đề nghị) của công dân liên quan đến việc thông tin ngăn chặn;
Cấp thẻ công chứng viên cho 58 trường hợp; thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 53 (lượt) tổ chức; tiếp nhận, đăng ký tập sự 68 trường hợp; công nhận hoàn thành tập sự cho 12 trường hợp; thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng cho 5 trường hợp; tiếp nhận 39 hồ sơ đăng ký dự thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; xóa đăng ký hành nghề và thu hồi thẻ công chứng viên đối với 47 trường hợp.
UBND TP đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên cho 6 trường hợp; miễn nhiệm công chứng viên đối với 2 trường hợp. Thường xuyên cập nhật, đăng tải danh sách tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên cổng thông tin điện tử theo quy định.
Công tác quản lý về bán đấu giá tài sản, trên địa bàn TP có 105 tổ chức đấu giá tài sản, 22 chi nhánh của tổ chức đấu giá tài sản với 299 đấu giá viên. Thực hiện cấp giấy đăng ký hoạt động cho 2 chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 5 lượt tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; cấp thẻ đấu giá viên cho 17 trường hợp; cấp lại thẻ đấu giá viên cho 2 trường hợp; ghi tên vào danh sách đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá đối với 9 trường hợp; thường xuyên rà soát danh sách các tổ chức hành nghề đấu giá và cập nhật danh sách đấu giá viên hành nghề trên địa bàn TP.
Về thực hiện chế định thừa phát lại, Sở Tư pháp cho biết, trên địa bàn TP hiện có 37 văn phòng thừa phát lại, trong đó có 86 thừa phát lại. Thực hiện tiếp nhận, đăng ký 21.177 vi bằng của các văn phòng thừa phát lại; cấp lại thẻ thừa phát lại đối với 5 trường hợp; thu hồi thẻ thừa phát lại đối với 2 trường hợp; thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 10 lượt văn phòng thừa phát lại; đăng ký tập sự cho 74 trường hợp, đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự cho 20 trường hợp.
Theo Sở Tư pháp, thời gian tới, tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND của UBND TP triển khai thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn TP Hà Nội; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hội trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức đại hội của Hội Luật gia TP; công tác rà soát, chuẩn bị tổ chức đại hội của Đoàn Luật sư TP, Hội Đấu giá viên TP đảm bảo theo thời hạn, đúng quy định; triển khai kế hoạch kiểm tra đối với các tổ chức hành nghề lĩnh vực bổ trợ tư pháp trên địa bàn TP theo quy định. |
Hà Nội: tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bổ trợ tư pháp | |
Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại