Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDiễn đàn Môi trường lần thứ III - Năm 2024, với chủ đề: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp” Ảnh: Hoàng Sơn. |
Phát biểu tại diễn đàn, tiến sĩ Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả.
Khi quản lý chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu rất lớn để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, vì quản lý chất thải rắn sinh hoạt có thể trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác.
Tiến sĩ Đào Xuân Hưng cho rằng, thông qua diễn đàn này, truyền thông chính sách tại doanh nghiệp, người dân về việc phân loại rác đầu nguồn và sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần, góp phần giảm bớt phát thải, gây ô nhiễm môi trường, xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển, hiện đại, văn minh…
Theo Phó Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hồ Kiên Trung, đa số các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phục vụ cho hoạt động tiêu dùng, nhưng rất ít doanh nghiệp đầu tư cho công đoạn xả thải và xử lý chất thải. Vì vậy, áp lực môi trường gia tăng về số lượng và thành phần chất thải.
Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường và quản lý chất thải như: chất thải được coi là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất nếu được phân loại đúng cách. Tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải...
Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương còn gặp nhiều thách thức, cụ thể: hạ tầng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại còn thiếu và không đồng bộ. Sự gia tăng dân số cùng với quá trình phát triển kinh tế đã làm gia tăng lượng và thành phần chất thải, trong đó có cả chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực rất lớn đến môi trường.
Cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế giá để thúc đẩy cơ sở, doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải tại các địa phương còn thiếu.
Một số tỉnh, TP cũng chưa đưa ra các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển, trạm phân loại và các khu tái chế chất thải rắn sinh hoạt. Các địa phương cũng chưa xây dựng các mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phân loại, giá dịch vụ thu gom…
Vì vậy, thời gian tới, để các địa phương thực thi công tác phân loại quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế từ chất thải sau phân loại, ông Hồ Kiên Trung cho rằng, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt và có phối hợp chặt chẽ của 3 bên: đó là Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp, và Người dân.
Tại Diễn đàn, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản, WB tại Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ tình hình thực tế tại Việt Nam, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như: Việc sử dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng đến nền kinh tế tuần hoàn; vấn đề xử lý rác thải tại huyện Cồn Cỏ; vai trò của cộng đồng trong phân loại rác thải tại nguồn…
Đại diện các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp môi trường đã đưa ra những mô hình tiên tiến, giới thiệu các công nghệ hiện đại, các giải pháp hiệu quả trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt…
Điều tra làm rõ vụ việc 3 người trong một gia đình tử vong bất thường |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại