Thứ sáu 29/03/2024 00:12
Huyện Gia Lâm, Hà Nội:

Phổ biến pháp luật cho đối tượng đặc thù với nhiều hình thức, nội dung thiết thực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn huyện Gia Lâm đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành của người dân và các đối tượng đặc thù, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững ANCT, TTATXH.
Qua thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL cho các đối tượng đặc thù  trên địa bàn được các ngành quan tâm phối hợp thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn. Thời gian tới, huyện Gia Lâm cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nhất là các đối tượng đặc thù…

Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Gia Lâm phối hợp với Hội Người khuyết tật huyện tổ chức tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho hội viên Hội Người khuyết tật trên địa bàn huyện

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn huyện Gia Lâm đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành của người dân và các đối tượng đặc thù, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững ANCT, TTATXH.

Theo UBND huyện Gia Lâm, thực hiện quy định của Luật PBGDPL, nội dung kế hoạch hàng năm của UBND huyện về PBGDPL và kế hoạch chuyên đề số 292/KH-UBND của UBND huyện về PBGDPL cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động PBGDPL cho đối tượng đặc thù với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung phù hợp, thiết thực, sát với đối tượng.

Đối với người lao động trong các DN, huyện tập trung tuyên truyền các văn bản mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động…

Đồng thời, tuyên truyền điểm mới của Bộ Luật lao động năm 2019, Luật Công đoàn năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, công tác PCCC, về cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp, công tác phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trong CNVCLĐ và những chế độ chính sách liên quan đến người lao động…

Với đa dạng các hình thức như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn pháp luật trực tiếp, duy trì 06 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các DN, tổ chức kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt nam tại các DN hàng năm. Trong 10 năm thực hiện Luật PBGDPL, Liên Đoàn Lao động huyện đã phối hợp với Ban tuyên giáo LĐLĐ TP, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội, các phòng, ban, ngành của huyện tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật 48 buổi cho gần 10.000 lượt công nhân lao động.

Đối với nạn nhân bạo lực gia đình, huyện đã thông qua công tác hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, duy trì hoạt động 187 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hỗ trợ phụ nữ trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Qua đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước với xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình…

Trong những năm qua, Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện đã phối hợp hỗ trợ, tư vấn cho 112 trường hợp bị bạo lực gia đình; Phối hợp với các phòng ban, ngành của huyện và Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 11 tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 1.400 hội viên phụ nữ yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, giải quyết 08 đơn thư liên quan đến mâu thuẫn gia đình, ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con.

Đối với người khuyết tật, tập trung vào các quy định về quyền của người khuyết tật, chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ của người khuyết tật, các chính sách về đất đai, pháp luật về thừa kế và các quy định khác của pháp luật liên quan đến người khuyết tật… Thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến trực tiếp, tư vấn, trợ giúp pháp lý.

Phòng Tư pháp tham ưu UBND huyện phối hợp với Hội Người khuyết tật tổ chức 03 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kết hợp với Chi nhanh Trợ giúp pháp lý số 11 tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý cho trên 600 lượt hội viên Hội Người khuyết tật.

Đặc biệt, đối với người đang chấp hành án phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Tập trung tuyên truyền các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội… Thông qua công tác quản lý chương trình giáo dục tái hòa nhập cộng đồng; sinh hoạt câu lạc bộ B39, gọi giáo gục, răn đe theo quy định.

CA huyện đã phối hợp tổ chức tuyên truyền PBGDPL cho 124 đối tượng tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, 470 đối tượng hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề nhất định, gọi giáo dục răn đe pháp luật 305 lượt đối tượng trong diện quản lý.

Qua thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn được các ngành quan tâm phối hợp thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn. Thời gian tới, huyện Gia Lâm cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nhất là các đối tượng đặc thù…
CATP Hà Nội: Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông trong trường học
Tuyên truyền pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp
Hội Người mù TP Hà Nội: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người khiếm thị
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động