Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khơi dậy lòng tự hào, tự trọng, niềm tin yêu, trách nhiệm với Hà Nội... |
Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và đột phá để đưa văn hóa và con người Hà Nội trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.
Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, công tác văn hóa - văn nghệ luôn được TP Hà Nội quan tâm đầu tư và dành nguồn lực xứng đáng. Lĩnh vực văn hóa - văn nghệ được cụ thể hóa hay lồng ghép vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội đã bám sát các chỉ đạo, nghị quyết của Trung ương, đưa văn hóa vào cuộc sống, là địa phương tiên phong triển khai phát triển văn hóa, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phát huy văn hóa ngàn năm, vừa đưa văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn. TP cũng kiên trì trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; quan tâm phát triển nguồn nhân lực văn nghệ sĩ, trí thức; đẩy mạnh giao lưu hợp tác, quảng bá hình ảnh với các nước trên thế giới...
Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa - văn nghệ của Thủ đô thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại. Trong đó, sự chuyển biến vẫn chưa xứng tầm; văn hóa ứng xử của một bộ phận giới trẻ xuống cấp; nhiều thiết chế văn hóa hiệu quả sử dụng chưa cao...
Vì vậy, thời gian tới cần cần đổi mới phương thức cũng như nội dung tuyên truyền để người dân đặc biệt là giới trẻ hiểu và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khơi dậy lòng tự hào, tự trọng, niềm tin yêu, trách nhiệm với Hà Nội...
Các cấp, ngành, địa phương của Thủ đô cần tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy với những công trình, việc làm thiết thực; trong đó tập trung phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa để khai thác tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa Thủ đô. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa - văn nghệ; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất, phổ biến sản phẩm văn hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; tập trung nghiên cứu giải pháp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và những xu hướng mới. Đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ tài năng nghệ thuật của Thủ đô để họ tiếp tục sáng tạo những tác phẩm chất lượng cao...
Đồng bộ các giải pháp trên nhằm góp phần phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác văn nghệ, qua đó tạo sức mạnh tổng hợp cho Thủ đô Hà Nội và đất nước phát triển bền vững.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai cho biết, TP sẽ tận dụng tối đa các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các vùng lãnh thổ trên thế giới để đưa Hà Nội trở thành địa điểm hấp dẫn về giao lưu, hợp tác, tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại