Phát triển nhà ở cho công nhân vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội là một trong những địa phương tiên phong trong xây dựng nhà ở công nhân theo các hình thức vốn đầu tư từ ngân sách và vốn do DN tự bỏ ra. |
Nhà ở dành cho công nhân còn ít so với nhu cầu
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước hiện đă hoàn thành 266 dự án nhà ở xă hội, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn với tổng diện tích khoảng 13,8 triệu m2. Trong đó, đối với nhà ở xă hội dành cho công nhân khu công nghiệp, các tỉnh, thành phố đă đă hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ với tổng diện tích 2,7 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án, quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ với tổng diện tích 6,7 triệu m2.
Tuy nhiên, số lượng nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp vẫn còn rất ít so với nhu cầu. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay, chưa có dự án nhà ở xă hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao do ảnh hưởng chung của dịch bệnh nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.
Bộ Xây dựng cho rằng, quỹ đất 20% để thực hiện xây nhà ở xă hội hay nhà lưu trú cho công nhân nhiều nơi không có hoặc không được triển khai. Bộ Xây dựng đă có văn bản chỉ đạo đến các địa phương khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xă hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương phải có cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các DN tích cực tham gia phát triển nhà ở xă hội. Trong đó cần chú ý đến nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, TP.
Cần giải pháp phát triển nhà ở công nhân
Một trong những nguyên nhân chính khiến việc sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp khó khăn, chuỗi cung ứng sản xuất, lao động bị đứt găy do dịch bệnh là các địa phương chưa quan tâm đến đầu tư nhà lưu trú cho công nhân, dẫn đến khó đảm bảo thực hiện "3 tại chỗ".
Để tránh những rủi ro trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Mới đây, Bộ Xây dựng vừa đề nghị bổ sung vào chương tŕnh phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 gói tín dụng 30.000 tỷ để xây nhà ở xă hội, nhà cho công nhân. Đây là gói tín dụng tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xă hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, chế xuất. Gói tín dụng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu kép là vừa đảm bảo an sinh xă hội cho người thu nhập thấp, công nhân, vừa giúp kinh tế phục hồi, phát triển bền vững.
Để gói hỗ trợ cần đến đúng người, đúng đối tượng, một số chuyên gia cho rằng khi triển khai chính sách phải công khai, minh bạch như: Cần trưng bày bản vẽ, thiết kế, vị trí, chủ trương thực hiện dự án cho công nhân, các đối tượng cần mua đăng kí. Đặc biệt, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh - Xă hội để đối chiếu danh sách những người lao động, công nhân khó khăn, đối tượng cần nhà thực sự.
Nhận định về đề nghị mới của Bộ Xây dựng , một số quan điểm cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, chỉ giải quyết được 1 vấn đề duy nhất, đó là vốn. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến các DN không hào hứng phát triển ḍng nhà ở xă hội, như: Các thủ tục hành chính, xin cấp phép đầu tư, xây dựng c̣n phức tạp, thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lư có thể kéo dài; quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xă hội đang thiếu hụt trầm trọng, lợi nhuận của các dự án nhà ở xă hội thấp, bị giới hạn bởi tỷ lệ lợi nhuận dưới 10%, trên tổng đầu tư dự án; Nếu phát triển trong nội đô các TP lớn rất khó đưa giá về về mức thấp nhất. Nhưng nếu đưa các dự án nhà ở xă hội ra xa trung tâm, tính thanh khoản dự án lại không cao…
Vì vậy, để thu hút đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, Chính phủ và Bộ Xây dựng cần giải quyết từng bước những nút thắt tồn đọng. Trước mắt là giải quyết 2 vấn đề chính là nguồn vốn, và giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian hoàn thiện hồ sơ pháp lý, nhằm khuyến khích DN phát triển những dự án này.
Tại buổi làm việc của Thủ tướng với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam mới đây, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường cũng đề nghị Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc để đánh giá việc thực hiện Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp và chế xuất” kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện. Khi phê duyệt xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần đồng bộ với việc đầu tư xây dựng nhà ở, trường học, các thiết chế cho công nhân lao động. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại