Chủ nhật 15/09/2024 09:34

Những người nên tránh ăn mận để khỏi "rước họa vào thân"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quả mận chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng đáng kể. Nó là một nguồn giàu năng lượng và cung cấp các chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên sử dụng với liều lượng hạn chế, và một số nhóm người nên tránh ăn mận để khỏi rước họa vào thân.
Mận là loại quả bổ dưỡng, tuy nhiên tránh sử dụng mận cho những người có cơ địa nóng trong, người bị bệnh thận
Mận là loại quả bổ dưỡng, tuy nhiên tránh sử dụng mận cho những người có cơ địa nóng trong, người bị bệnh thận.

Dinh dưỡng trong quả mận

Trong 100g quả mận, bạn sẽ tìm thấy một loạt dưỡng chất hữu ích như:

94,1g Nước

0,6g Protein

0,2g Chất béo

0,7g Chất xơ

3,9g Glucid

9,92g Đường

Năng lượng: mỗi 100g quả mận cung cấp khoảng 20 kcalo

Vitamin: quả mận cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin B, C, E, K…

Khoáng chất: cung cấp các khoáng chất thiết yếu như sắt (0,4mg), canxi (28mg), kali (157mg), magie (7mg), kẽm, mangan, đồng...

Các dưỡng chất khác: chứa beta carotene (96mcg), axit béo no và không no, purin (24mg), alanin, phenylalanin, lysin, valin, leucin, glutamic, axit aspartic,…

Những ai không nên ăn mận?

Mận tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều mận cũng gây ra những tác động xấu cho sức khỏe. Chẳng hạn, trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ canxi trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.

Người hay nóng trong: Người có cơ địa nhiệt, nóng thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt, nổi mụn, phát ban...

Phụ nữ mang thai: Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường nên nếu ăn nhiều mận có thể sinh phát ban, xuất huyết gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Người đang dùng thuốc: Trong quả mận nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Những người vừa trải qua phẫu thuật càng không nên ăn mận.

Người mắc bệnh thận: Những người mắc bệnh thận cũng phải tránh ăn mận. Bởi trong mận có chứa nhiều chất oxalate gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu thận bị kết tủa thì sau này dễ mắc bệnh sỏi thận.

Người đang đói: Mận chứa hàm lượng axit cao nên ăn lúc đói sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Nếu duy trì thói quen ăn mận khi đói thì sẽ làm tăng viêm loét ở thành dạ dày, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng mận

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù yêu thích quả mận đến đâu, bạn cũng chỉ nên ăn tối đa 10 quả một ngày để tránh những hậu quả cho sức khỏe nói trên.

Trước khi ăn, nên rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút để đảm bảo các chất bẩn, thuốc hóa học còn bám trên mận được loại bỏ hoàn toàn.

Để có thể tận dụng được các chất dinh dưỡng của mận thường xuyên, ngoài việc ăn mận tươi, có thể chế biến mận thành món mứt mận, ô mai mận, siro mận, bảo quản cẩn thận để ăn quanh năm khi mận đã hết mùa.

10 thực phẩm giúp đẩy lùi gan nhiễm mỡ 10 thực phẩm giúp đẩy lùi gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ trong gan, có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và các vấn đề sức khỏe ...

Những thực phẩm giúp bổ máu Những thực phẩm giúp bổ máu

Máu đóng vai trò cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan và mô, đồng thời loại bỏ các chất thải. Một chế ...

Vân Lê (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động