Chủ nhật 28/04/2024 22:50

Xã hội

Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, một xưởng may nhỏ đặc biệt không tiếng cười, tiếng nói mà chỉ có tiếng lạch cạch của máy may, tiếng sột soạt của vải là nơi ra đời của những chú rồng làm từ vải vụn...

Nằm khiêm tốn trong một con ngõ nhỏ trên phố Trung Văn, xưởng may Kymviet là nơi làm việc của cộng đồng những người khuyết tật, trong đó đa số là người khiếm thính bẩm sinh.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Anh Phạm Việt Hoài (CEO của Kymviet, cũng là người khuyết tật) cho biết: "Đến hẹn lại lên, mỗi khi năm mới sắp đến, những người thợ không lời của Kymviet sẽ lại sản xuất những sản phẩm linh vật của năm đó. Cụ thể, năm nay là sản phẩm thú nhồi bông hình rồng".
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Mẫu rồng đặc biệt nhất trưng bày tại Kymviet có lớp ngoài bằng lụa và thổ cẩm, kết hợp cùng nhiều chất liệu truyền thống khác. Để tạo hình, nhóm thiết kế đã nghiên cứu, chắt lọc các đường nét, họa tiết rồng trong truyền thống rồi kết hợp với nhau một cách tinh tế. Viên ngọc bên trong miệng rồng được dát vàng, tượng trưng cho ước vọng may mắn, tài lộc. Mẫu rồng này cũng đã được Kymviet tặng cho công nương Kiko trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 9/2023.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Theo anh Hoài: "Mẫu rồng trên hiện đang được trưng bày ở trong phòng khách của Hoàng Gia Nhật. Thông qua những sản phẩm thủ công này, chúng tôi hy vọng bạn bè quốc tế sẽ hiểu văn hóa Việt Nam, tinh thần, giá trị con người Việt Nam".
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Bên cạnh mẫu rồng lớn, xưởng Kymviet năm nay cũng cho ra lò mẫu rồng nhồi bông cỡ nhỏ với họa tiết thổ cẩm dành cho những người có nhu cầu.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Anh Hoài chia sẻ thêm: "Mẫu thiết kế được chúng tôi thực hiện từ tháng 6/2023, những chi tiết của rồng được thực hiện theo từng khâu riêng biệt, do đó sẽ mất vài ngày để hoàn thành sản phẩm. Thời điểm này, chúng tôi đang phải tăng ca để kịp trả sản phẩm cho những khách hàng đã đặt".
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Chị Nguyễn Thị Thùy Trang (Hà Nội, người khiếm thính) nói bằng ngôn ngữ ký hiệu: "Tôi đã làm việc được hơn 10 năm tại đây. Hàng năm luôn làm các mẫu thú nhồi bông linh vật. Năm ngoái là hổ, năm nay là rồng. Tại đây mọi người có công việc, được tôn trọng, giống như một ngôi nhà với những người yếu thế như chúng tôi".
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Các công nhân may của Kymviet trong những ngày cận Tết làm việc hăng say khi liên tục có đơn đặt hàng sản phẩm linh vật rồng nhồi bông.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Chị Bình (phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại Kymviet) cho biết: "Mẫu thú nhồi bông được các bạn thực hiện thủ công trong tất cả các công đoạn từ cắt may khâu cho đến nhồi bông. Để tạo ra sản phẩm linh vật Rồng thổ cẩm nhồi bông sẽ có các tổ làm những nhiệm vụ riêng biệt: người cắt vải, người may tạo hình, người khâu tay, người đính kết bộ phận,... vì được làm bằng tay nên các sản phẩm tạo ra rất có hồn".
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Do không thể nghe nói, các người thợ tại đây phải liên tục trao đổi với nhau bằng tay. Một công xưởng nhiều người nhưng tuyệt nhiên không thấy tiếng người nói, chỉ có những cử chỉ và âm thanh phát ra từ những chiếc máy may.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Bên cạnh mẫu sản phẩm linh vật rồng nhồi bông, Kymviet còn thực hiện thêm các sản phẩm khác mang hình rồng, có tính ứng dụng và mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam như đồng hồ nền rồng.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
“Kym” là kim khâu, là dụng cụ quan trọng khi dùng trong máy khâu hoặc khâu tay. “Việt” là Việt Nam. Kymviet là thương hiệu đã tồn tại và phát triển hơn 10 năm nay, tạo ra việc làm cho những người lao động khuyết tật.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Chị Minh Thúy (39 tuổi) đã gắn bó với công việc tại xưởng may 8 năm hào hứng chia sẻ: “Công việc ở đây rất thoải mái, được may là niềm vui mỗi ngày nên mình rất muốn làm việc tại đây. Các bạn ở đây rất vui vẻ như là một gia đình của mình”.
Những chú rồng làm từ vải vụn của người khuyết tật ở Hà Nội
Những sản phẩm tinh xảo đẹp mắt này đang được thị trường yêu thích, không chỉ bởi sự sáng tạo kì công của người thực hiện bởi nó còn mang trên mình khát khao cống hiến cho xã hội của những người yếu thế.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động