Nhờ tinh thần cảnh giác, người phụ nữ ở huyện Ba Vì không sập bẫy lừa đảo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông an xã Tản Hồng giải thích rõ về phương thức lừa đảo của đối tượng cho bà L hiểu và biểu dương tinh thần cảnh giác của bà. Ảnh CQCA |
Trước đó, sáng 7/6/2024, bà K.T.L, SN 1960, trú tại thôn La Phẩm 2, xã Tản Hồng đến Công an xã Tản Hồng trình báo về việc bà nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ công an, thông báo bà đang liên quan đến một vụ án ma túy lớn, yêu cầu lấy sổ tiết kiệm đi rút và chuyển số tiền 20.000.000 đồng vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để chứng minh sự trong sạch.
Bà L nói không có tiền, chỉ có vàng, sau đó đối tượng yêu cầu bà đi bán vàng để chuyển khoản. Lo sợ trước những lời đe dọa của đối tượng, bà L đã lấy 2 chỉ vàng để mang đi bán, trên đường đi, bà L đã vào trụ sở Công an xã Tản Hồng để trình báo.
Ngay sau đó, cán bộ Công an xã Tản Hồng đã xác định cuộc gọi trên là hành vi giả danh lực lượng công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đồng thời giải thích rõ về phương thức lừa đảo của đối tượng cho bà L hiểu và biểu dương tinh thần cảnh giác của bà.
Trước phương thức và thủ đoạn như trên, thời gian qua Công an huyện Ba Vì đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với công an các xã, thị trấn, nhiều lần khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Công an huyện Ba Vì khẳng định, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an xã, thị trấn. Tuyệt đối không có việc gọi điện thoại để yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.
Gã trai nảy lòng tham khi thấy chiếc điện thoại ở quầy thuốc |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại