Nhiều hoạt động đặc sắc chào đón Xuân Kỷ Hợi 2019 tại Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCó thể kể đến Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 được tổ chức tại Hồ Văn – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Theo Ban tổ chức cho biết, đáp ứng nhu cầu “cho chữ, xin chữ” đầu Xuân- một nét văn hóa truyền thống lành mạnh, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam, cũng như nâng cao trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về thư pháp của công chúng, Sở Văn hóa- Thể thao Hà Nội chỉ đạo Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với các cơ quan hữu quan và CLB thư pháp tại Hà Nội tỏ chức “Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019” tại Hồ Văn thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 sẽ diễn ra từ 29-1 đến 17-2 (tức 24 tháng Chạp đến 13 tháng Giêng). Tại đây, du khkachs sẽ có cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp, xin chữ của những ông đồ đã qua kỳ khảo tuyển trình độ của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng 30 bức thư pháp chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ với chủ đề “Văn hiến”; tham gia trải nghiệm và tìm hiểu các quy trình làm giấy dó, tìm hiểu về ba dòng tranh dân gian: Hàng Trống, Đông Hồ và Kim Hoàn; tham quan các gian hàng làng nghề truyền thống: Lụa tơ tằm, sơn mài, khảm trai, mây tre đan nghệ thuật, gốm sành sứ, hoa, cây cảnh, mâm ngũ quả ngày tết; tham gia các trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, đập niêu đất, nhảy sạp, kéo co; lễ hội hoa đăng; các chương trình ca nhạc dân gian, quan họ, ca trù, hát xẩm, hát xoan, bài chòi, chèo, chầu văn; trải nghiệm gói bánh chưng và thưởng thức một số món ăn truyền thống trong ngày tết của Việt Nam.
Nhằm khởi động một năm mới của đất nước, Hội chợ Xuân Kỷ Hợi 2019 (diễn ra từ 25-1 đến 2-2-2019 (tức ngày 20 đến 28 tháng Chạp năm Mậu Tuất) là hoạt động văn hóa - thương mại do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ NN&PTNT (489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy hải sản, đặc sản địa phương và làng nghề truyền thống trên thị trường nội địa, đồng thời cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được sản xuất theo chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
Thông qua đó, nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, góp phần tác động trở lại đến sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm sạch.
Với quy mô 150 gian hàng của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp mang đến Hội chợ nhiều mặt hàng nông – lâm - thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm đa dạng, phong phú.
Hội chợ tập trung các mặt hàng truyền thống đã đem lại uy tín cho hội chợ qua nhiều năm tổ chức như: tôm Minh Phú, cua Cà Mau, cá sông Đà, chả mực Quảng Ninh, chả cá thát lát, giò gà, giò ngựa, giò Đà Điểu, nghêu hàu sạch, chả ram tôm đất, mắm Phú Quốc; rau an toàn, chè và sữa Mộc Châu; đông trùng hạ thảo, tinh dầu thảo dược; các sản phẩm của ngành ong (mật ong đa hoa, phấn hoa, sữa ong chúa); các sản phẩm chế biến từ dừa và gấc; sản phẩm từ các loại hạt: tiêu các loại, điều rang muối, hạt mắc ca, hạt đậu nành; gạo nếp nương, gạo huyết rồng, gạo Séng Cù, tám Điện Biên; măng, mộc nhĩ Tuyên Quang, tỏi đen Việt Nhật, hành tỏi Lý Sơn; trái cây đặc sản 3 miền: trái cây Tiền Giang, dừa xiêm Bến Tre, bưởi da xanh, cam Vinh, cam Cao Phong, cam canh, bưởi diễn, chuối ngự.
Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm lạ, độc đáo, rõ nguồn gốc xuất xứ đến từ các làng nghề truyền thống khác sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ. Ngoài việc là điểm đến lý tưởng để mua sắm các sản phẩm nông sản đặc sản phục vụ tết Nguyên Đán cổ truyền, khi tham gia Hội chợ, quý khách sẽ được hòa mình vào không khí tết cổ truyền dân tộc và thưởng thức chương trình văn hóa, văn nghệ, múa lân đặc sắc vào mỗi buổi diễn ra Hội chợ.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại