Nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh...
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Hỏi: Tôi được biết, vừa có quy định mới về nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, xin quý báo cho biết một số quy định?
(Phạm Hải Nguyễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:
Ngày 30/6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo đó, Điều 3 (nguyên tắc phân loại nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu):
1. Đối với nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu là các chương trình giải trí, các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm, các đơn vị thực hiện biên tập phải dán nhãn, ghi rõ mức phân loại đối với chương trình đã biên tập theo các mức phân loại chương trình quy định tại khoản 4 Điều này;
2. Nguyên tắc phân loại chương trình
a) Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của chương trình đối với người nghe, xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người nghe, xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại chương trình;
b) Tùy vào nội dung, chương trình được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết:
- Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh trong các chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh;
- Hình ảnh, lời nói có mức độ tác động thấp;
c) Tùy vào nội dung, chương trình được phân loại ở mức cao hơn khi có tình tiết:
- Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm;
- Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải;
- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng, âm thanh, tiếng động, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu;
- Được tả thực thay vì cách điệu;
- Khuyến khích tương tác.
d) Trường hợp chương trình ở giữa các mức phân loại, thì chương trình có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người nghe, xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.
3. Các tiêu chí để phân loại chương trình bao gồm:
a) Về chủ đề, nội dung;
b) Về bạo lực;
c) Về khỏa thân, tình dục;
d) Về ma túy, các chất kích thích, gây nghiện;
đ) Về kinh dị;
e) Về hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục;
g) Về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
4. Các mức phân loại chương trình
Mức phân loại chương trình theo các tiêu chí để phân loại quy định tại khoản 3 Điều này được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Loại P: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi;
b) Loại K: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện nghe, xem cùng cha, mẹ, người giám hộ;
c) Loại T13: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
d) Loại T16: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
đ) Loại T18: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
e) Loại C: Chương trình không được phép phổ biến.
5. Đối với chương trình được phân loại C: Không được phép cung cấp trên dịch vụ.
6. Danh mục các mức phân loại chương trình quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Nguyên tắc cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu
1. Đối với các chương trình có mức phân loại từ loại K đến loại T18: phải thực hiện cảnh báo;
2. Đối với các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật; các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích; các chương trình truyền hình giả tưởng, chương trình dàn dựng lại từ sự việc có thật; các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm: phải có dòng chữ cảnh báo chậm nhất trước 03 giây so với thời điểm diễn ra tình huống, nội dung cần cảnh báo và được duy trì trong suốt quá trình diễn ra tình huống, nội dung này để người xem không bắt chước, học theo.
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu
1. Nguyên tắc hiển thị mức phân loại chương trình
a) Mức phân loại phải được hiển thị rõ ràng và nổi bật ngay ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, xem đưa ra quyết định nghe, xem chương trình cung cấp trên dịch vụ;
b) Đối với chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh: Mức phân loại liên tục xuất hiện ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình của thiết bị trong suốt quá trình truyền phát chương trình, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác;
c) Đối với chương trình phát thanh, chương trình âm thanh: Không phải hiển thị mức phân loại trong quá trình truyền phát chương trình...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại