Nguy hiểm rình rập từ việc sử dụng thuốc “đẹn” cho trẻ nhỏ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBác sĩ thăm khám cho trẻ bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc "đẹn". Ảnh: BVCC |
Nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc gia đình tin dùng thuốc “đẹn” không được cấp phép lưu hành với mong muốn con bớt quấy khóc, tăng cân, mau lớn.
Trường hợp điển hình là bé N.T.D.L (4 tháng tuổi, Hưng Nguyên, Nghệ An). Sau khi sử dụng thuốc “đẹn” dạng viên nén trong vòng 7 ngày, bé L không những không cải thiện tình trạng ho, khò khè, chơi ít mà còn trở nên nặng nề hơn. Bé bỏ bú, da xanh tái, nôn, co giật toàn thân nhiều lần, hôn mê. Trẻ phải đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực, định lượng chì trong máu tăng cao 216 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 5 µg/dL). Sau gần 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực-chống độc, tình trạng sức khỏe của bé vẫn rất nguy hiểm.
Tương tự là trường hợp bé trai P.N.K.Đ (3 tháng tuổi, ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Bé Đ cũng được gia đình cho uống thuốc “đẹn” pha loãng trong 1 tháng để điều trị quấy khóc. Sau khi sử dụng thuốc, bé xuất hiện nhiều triệu chứng lạ như bỏ bú, da xanh tái, co giật toàn thân. Xét nghiệm cho thấy bé bị thiếu máu nặng, men gan tăng cao, nhiễm độc chì nặng (217,2 µg/dL). Hiện tại bé vẫn đang được tiếp tục điều trị tích cực.
Qua các trường hợp trên, bác sĩ khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc khuyến cáo: Thuốc “đẹn” không được cấp phép lưu hành, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc chì cao cho trẻ nhỏ. Chì là chất độc hại, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Các bậc cha mẹ nên tin tưởng vào các phương pháp điều trị khoa học, có phác đồ chuẩn đã được y học chứng minh. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành để bảo vệ sức khỏe con trẻ.
Trẻ 9 tuổi ngộ độc chì nặng, mất não sau khi uống thuốc cam không rõ nguồn gốc | |
Rơ lưỡi bằng "thuốc cam", trẻ 1 tuổi nhiễm chì trong máu nặng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại