Người phụ nữ “sập bẫy” vì tưởng mua được xe máy giá rẻ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo tại tòa. |
Theo cáo trạng, khoảng năm 2010, Lan Anh có quen biết bà Phí Thị Kiều V, SN 1963, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội. Lan Anh tự giới thiệu bản thân có mối quan hệ xã hội rộng, có thể xin được việc làm, có suất ngoại giao mua nhà chung cư, dự án nhà đất của Bộ Quốc phòng, mua bán vàng miếng, mua bán xe máy, cung ứng thuốc chống đông máu cho BV… thu lợi nhuận cao.
Để chiếm được cảm tình, Lan Anh đã đưa bà V đến các cửa hàng xe máy, cửa hàng vàng… rồi thực hiện việc mua bán với giá ưu đãi thu tiền lãi ngay. Với cách thức trên, từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020, bà V đã chuyển cho Lan An hơn 3,1 tỷ đồng để đầu tư. Hòng qua mắt nạn nhân, thỉnh thoảng, Lan Anh lại chuyển cho bà V một khoản tiền, nói là tiền lãi đầu tư. Trong 8 lần đưa tiền thì có một lần, Lan Anh nói là có người quen ở Bộ Công thương, có thể mua được xe máy mới giá rẻ và rủ bà V đầu tư.
Lan Anh dẫn bà V đến cửa hàng xe máy Kường Ngân để mua xe máy hiệu Honda SH. Bị cáo nói có thể làm thủ tục mua xe rẻ hơn giá niêm yết 5 triệu đồng nên bảo bà V ra ngoài chờ. Lát sau, Lan Anh bảo bà V dắt xe vỉa hè và bán cho người khác với giá 13 triệu đồng. Bà V cầm tiền lãi còn tiền gốc Lan Anh cầm để tiếp tục mua xe. Sau lần trên, bà V chuyển thêm 830 triệu đồng để đầu tư mua xe máy Honda SH và Honda Vision với số lượng lớn.
Lan Anh nói dối bà V là đã đặt tiền mua xe tại hãng Honda và chuyển về cửa hàng Kường Ngân. Khi nào xe về cửa hàng thì đến lấy bán kiếm lời. Để bà V tin tưởng, Lan Anh còn nhờ nhân viên bán hàng nói với bà V là cửa hàng sẽ giao xe sớm.
Trong thời gian chờ mua xe máy, Lan Anh tiếp tục nói có “đầu mối” mua được vàng miếng giá rẻ. Với kịch bản tương tự, bị cáo dẫn bà V đến cửa hàng vàng bạc đá quý Phú Quý để mua vàng với cam kết 1 cây vàng bán lại sẽ được lãi từ 2 triệu đồng - 2,5 triệu đồng để bà V tiếp tục “hùn vốn”. Qua xác minh, cửa hàng xe máy Kường Ngân xác định, không có chính sách bán xe máy giá rẻ và không bán xe máy số lượng lớn cho Lan Anh. Cty vàng cũng cho biết không có chế độ chính sách giá rẻ.
Ngoài ra, xác minh tại các đơn vị khác như chủ đầu tư dự án chung cư River Park, dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ nhà ở (địa chỉ đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ)… cũng không có khách hàng Nguyễn Thị Lan Anh đến liên hệ đặt cọc mua nhà.
Cơ quan tố tụng xác định, sau khi nhận tiền của bà V, Lan Anh không đầu tư theo thỏa thuận cam kết mà sử dụng chi tiêu cá nhân. Hiện, bị cáo đã trả cho bà V số tiền 248,5 triệu đồng và còn chiếm đoạt hơn 2,8 tỷ đồng.
Do không có khả năng thanh toán nên bị cáo tắt máy điện thoại, chuyển chỗ ở và trốn tránh trả nợ. Ngày 17/11/2020, bà V có đơn trình báo CQCA và đến ngày 17/9/2021, Lan Anh bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi chiếm đoạt tiền. Tại tòa, bị cáo cho rằng, việc bà V đưa tiền bản chất là cho vay. Còn bà V khẳng định, mỗi lần đưa tiền, Lan Anh đã tạo hiện trường giả như gọi điện cho cán bộ CA nhờ mua xe… để bà tin tưởng.
Cơ quan tố tụng xác định, bị cáo sử dụng phương thức lừa đảo tinh vi là nhắm vào lòng tin và sự hám lợi của bị hại để thực hiện các hành vi mua bán ngay trước cửa hàng rồi trả tiền lãi.
Đây là hành vi hình sự đặc biệt nghiêm trọng và không thể “đánh đồng” sang hành vi cho vay lãi nặng. Tuy nhiên, vụ án cũng là bài học cho các để hại, tránh góp vốn đầu tư “mù quáng”, tiếp tay cho tội phạm. Quá trình tố tụng, bà V cũng yêu cầu tính lãi suất về số tiền bị cáo chiếm đoạt. Song đề nghị này không được tòa án chấp thuận.
Trong vụ án này, Lan Anh còn nói có thể giúp bà V xin việc cho người quen làm lái xe ô tô thời vụ cho Đại sứ quán Nhật Bản với mức lượng 1.200 USD/tháng, chi phí xin việc là 70 triệu đồng. Bị cáo không thực hiện như cam kết. Lời khai tại CQĐT, Lan Anh trình bày có đưa 1.500 USD cho đối tượng tên Hương (không rõ lai lịch) để nhờ xin việc. Do không có tài liệu khác chứng minh nên CQĐT đã tách tài liệu liên quan để xác minh.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại