Người đàn ông “chín” toàn bộ da do dị ứng thuốc chữa viêm tai
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBệnh nhân đã đến khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu, BV E để khám bệnh. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm cần thiết, truyền dịch, chăm sóc các vết loét. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ khẳng định, bệnh nhân không mắc thủy đậu mà mắc hội chứng chồng lấp Steven Johnson-Lyell (một dạng dị ứng thuốc nặng, có tỉ lệ tử vong cao). Bệnh nhân này đã có biến chứng giảm bạch cầu.
Khai thác tiền sử bệnh án, bệnh nhân nam này ở Đống Đa, Hà Nội. Trước đó 2 tuần bệnh nhân có đi khám bệnh viêm tai giữa ở một bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh. Đơn thuốc điều trị căn bệnh này có các thuốc: Ciprofloxacin, Flunarizin, Ginko Biloba, Clonixine lysinate, Mepoly. Sau 1 tuần dùng thuốc, bệnh nhân xuất hiện đau mỏi người, đau họng, sốt, nổi mụn nước, bọng nước. Bệnh nhân có đi khám tại phòng khám và bệnh viện ở Hà Nội thì được chẩn đoán là mắc bệnh thủy đậu. Ngay bản thân bệnh nhân không nghĩ mình bị dị ứng thuốc vì có tiền sử khỏe mạnh, chưa được phát hiện tình trạng dị ứng.
Tuy nhiên, quá trình điều trị càng điều trị thì các bọng nước trợt loét xuất hiện ngày càng nhiều, khắp toàn thân và gây nên các vết loét môi, miệng, cả bộ phận sinh dục. Toàn thân luôn có cảm giác nóng rát và đau dữ dội như ngàn mũi tiêm đâm dưới da. Thậm chí việc đi lại, ăn uống và mặc quần áo rất khó khăn. Cứ mỗi lần bước chân lại nhói đau như cực hình. Da toàn cơ thể chuyển sang màu nâu đen như người bị bỏng.
Lúc vào viện, toàn thân bệnh nhân bong tróc, trợt da và có màu thâm nâu như bị bỏng (ảnh T.X) |
PGS-TS. Hoàng Thị Lâm, Trưởng khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E nhận định: Đây là trường hợp bệnh nhân nặng, có khả năng tiến triển nhiễm khuẩn khuyết, nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị đúng phác đồ và kịp thời. Các bác sĩ đã quyết định và thống nhất chỉ định điều trị Corticoid liều cao kết hợp với Immunoglobulin đường tĩnh mạch. Đây là một phương pháp điều trị đặc biệt được sử dụng ở một số trung tâm chuyên khoa về dị ứng, miễn dịch lâm sàng trên thế giới giúp cải thiện tình trạng bệnh, phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, phục hồi tổn thương da.
Ngoài ra các bác sĩ cũng tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân và người nhà chăm sóc da toàn thân đặc biệt ở vùng niêm mạc như môi, miệng, bộ phận sinh dục. Bệnh nhân có tình trạng loét miệng dẫn đến hạn chế ăn uống, lâu dần có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó các bác sĩ khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu cùng sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng đã chỉ định nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kết hợp với chế độ ăn lỏng cho bệnh nhân phục hồi thể trạng. Với tổn thương da bong trợt nặng nề, hội chứng nhiễm trùng nặng của bệnh nhân, cần thiết sử dụng kháng sinh. Các bác sĩ đã lựa chọn cẩn thận loại kháng sinh phù hợp, ít có khả năng gây dị ứng cho bệnh nhân.
Sau 5 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt không sốt, ăn uống được. Những vùng da, niêm mạc bị tổn thương bong trợt, tổ chức hạt lên tốt, không có tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị theo hướng chống viêm và phục hồi da tổn thương. Sau 4 tuần, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng cho bệnh nhân.
PGS-TS. Hoàng Thị Lâm cho biết, dị ứng thuốc có thể gặp ở 3%-5% trường hợp nhập viện. Không như nhiều người lầm tưởng, dị ứng thuốc có thể xảy ra sau vài tuần đến vài tháng từ khi sử dụng thuốc. Điều đó dẫn đến sự khó khăn trong chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và khó xác định chính xác nguyên nhân dị ứng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại