Thứ ba 26/11/2024 08:07

Văn hóa

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau hơn 4 thập kỷ thăng trầm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Giang là những nghệ nhân cuồi cùng ở Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ yêu thích của trẻ em Hà thành mỗi dịp trung thu. Vào dịp Trung thu của vài thập kỷ trở về trước, Hà Nội có nhiều hộ làm mặt nạ giấy bồi. Cho đến nay, người dân cũng chỉ biết đến những chiếc mặt nạ từ làng ông Hảo (Hưng Yên). Thế nhưng ít người biết, vẫn còn một gia đình nghệ nhân trên phố cổ Hà Nội vẫn kiên trì giữ nghề.

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội
Sau hơn 40 năm theo nghề, tới nay vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân, những người còn sót lại từ thời hoàng kim của những chiếc mặt nạ giấy bồi của Hà Nội.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội
Theo ông Nguyễn Văn Hoà, để làm một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Điều này đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Trước tiên là phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội
Bà Đặng Hương Lan cho biết, mỗi dáng mặt nạ sẽ có một khuôn riêng. Hiện tại hai vợ chồng bà có đến hơn 30 chiếc khuôn mặt nạ khác nhau, phần lớn là khuôn gia truyền, có một số khuôn là vợ chồng bà tự sáng tạo ra hoặc làm theo yêu cầu của các bạn nhỏ.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Lúc xé giấy, bồi keo phải thật cẩn thận, chỉ sai sót một chút thôi thì mặt nạ sẽ không được căng, mịn.

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội
Để mỗi chiếc mặt nạ được đều và đẹp, quá trình tô màu cũng phải chia ra từng công đoạn nhỏ, tô từng màu riêng, mỗi màu lại phải tô đi tô lại nhiều lần.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Mỗi lần chỉ được tô một màu. Nếu mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền. Sau khi tô xong mặt nạ sẽ được mang ra phơi, đợi khô rồi mang ra tô tiếp màu mới. Để giữ được họa tiết mặt nạ hoàn chỉnh những nghệ nhân phải vẽ rồi lại phơi hàng chục lần.

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Những chiếc mặt nạ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời chứ không dùng máy sấy để tránh cong vênh, mất thẩm mỹ.

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội
Bà Lan cho biết thêm, mỗi ngày hai vợ chồng ông bà chỉ làm khoảng 3-5 chiếc mặt nạ do không chú trọng theo đuổi số lượng. Do vậy, thu nhập của việc làm mặt nạ chỉ khoảng 200-300.000 đồng, đây không phải là nguồn thu nhập chính mà chỉ làm thời vụ. Đến nay, gia đình bà Lan làm mặt nạ cốt chỉ để giữ nghề.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc.

Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội
Những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến những mặt hàng đồ chơi Trung Quốc tràn ngập Việt Nam. Đến cả từng món đồ chơi Trung thu truyền thống cũng chịu lép vế trước đồ chơi ngoại nhập đầy màu sắc và ăn xổi. Những áp lực về cạnh tranh khiến nghề mặt nạ giấy bồi đã gần như "tuyệt chủng" tại Hà Nội.
Người cuối cùng giữ ký ức mặt nạ giấy bồi Trung thu trên phố cổ Hà Nội

"Nghề này ít người làm được lắm, cho dù làm được trông cũng xấu, không nắm được hồn cốt của mặt nạ, làm vài năm thì cũng sẽ nản. Nghề này đối với tôi có nhiều ý nghĩa, vì vậy tôi sẽ chỉ nhận dạy cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề, chỉ có như thế nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài" - Bà Lan tâm sự.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động