Thứ năm 18/04/2024 17:12

Ảnh

Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mô hình cửa hàng yên lặng với đội ngũ nhân viên là những người câm điếc tại Hà Nội được nhiều người yêu thích bởi những giá trị xã hội mà nơi đây đưa lại.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Nếu ai đã từng đến với Quán của Thời Thanh Xuân ở Đà Lạt, chắc hẳn sẽ nhớ một lời nhắc nhở ở ngay cửa vào “Nhiều người đến với quán vì sự bình yên. Bởi nếu Thanh Xuân ồn ã. Các em điếc không nghe sẽ tội. Vì vậy dưới tán cây hồng này, chúng ta nguyện thề nói khẽ và thật im…”
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Ở Hà Nội, cũng đang có những “Ngôi nhà thiên thần như thế”, thay vì gọi to hay réo tên nhau trong cửa hàng, cả nhân viên lẫn người mua đều thật khẽ, nhẹ nhàng vỗ vai và giao tiếp bằng cử chỉ. Đó là những cửa hàng được vận hành bởi những người khiếm thính.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Ngôi nhà thiên thần đầu tiên được mở trên phố Thái Hà. Điều đặc biệt nhất đó là 16 trong tổng số 18 nhân viên của "Ngôi nhà thiên thần" trên phố Thái Hà, Hà Nội là người điếc, đảm nhận các công việc từ đơn giản như đón khách, chăm sóc hàng hoá, đến phức tạp hơn như tư vấn bán hàng và thu ngân cho cửa hàng.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Nhân viên phục vụ và khách hàng giao tiếp với nhau chỉ bằng những ký hiệu, gõ ra điện thoại hoặc nói vào micro nếu khách cần.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Từ một cửa hàng ban đầu, đến nay ngôi nhà thiên thần đã có 3 cơ sở ở Hà Nội, với tổng số gần 200 nhân viên là những bạn câm điếc.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Bước vào cửa hàng, một nhân viên sẽ cầm tấm biển với nội dung “Chúng tôi là người điếc – xin chào quý khách”.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Khắp cửa hàng là những biển thông tin hướng dẫn khách hàng, cách để giao tiếp với nhân viên, đều được đặt ở những nơi dễ quan sát, bên cạnh những tấm biển sale off.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Để tránh bất tiện, cửa hàng cũng ghi chú rất nhiều thông tin để khách hàng có thể hiểu những nỗ lực, cố gắng để phục vụ khách hàng tận tâm của nhân viên là người điếc.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Với nhiều người mua hàng, có thể đây là điều bất tiện nhưng đây lại là nơi đến của những người yêu thích sự yên tĩnh. Bởi lẽ, cách duy nhất để giao tiếp là vỗ vai, hỏi bằng cách viết ra trên điện thoại hoặc dùng cử chỉ.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Đây là mô hình tiên phong, thử nghiệm, với mục tiêu 10% cửa hàng trong toàn hệ thống Tokyo Life sẽ được chuyển đổi thành không gian do người khuyết tật vận hành, tạo công ăn việc làm bền vững cho người khuyết tật – nơi những “Thiên thần” (cách gọi thân thương dành cho người khuyết tật của cửa hàng) có thể tự viết nên câu chuyện đẹp đẽ cho cuộc đời mình mà không cần đến sự chiếu cố hay thương hại.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Với quan điểm "không chỉ tặng cần câu mà còn tạo ra hồ câu vui vẻ để người khuyết tật có thể tự mình câu cá", hệ thống vẫn đang trong quá trình hoàn thiện quy trình để ngày càng nhiều người khuyết tật, người điếc có thể tham gia làm việc.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Những bạn đã từng yêu thích Quán của Thời Thanh Xuân ở Đà Lạt có lẽ cũng sẽ có những cảm nhận tương tự khi tới Ngôi nhà Thiên thần.
Ngôi nhà thiên thần của người câm điếc tại Hà Nội
Đó là một không gian rất yên tĩnh, là cảm giác rất bình yên trong tâm hồn. Vì thế, nếu có tới đây, mong mọi người cùng nói nhỏ, đừng nô đùa quá to tiếng, các nhân viên ở đây không nghe được, sẽ rất tội khi họ chỉ có thể nhìn người khác nô đùa mà không thể cảm nhận được tiếng gì cả.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động