Thứ sáu 22/09/2023 11:23

Ngoại giao văn hoá gia tăng "sự nhận diện Việt Nam" trên toàn cầu

Nhân dịp đầu năm mới 2023, nhìn lại những gì đã đạt được trong công tác ngoại giao văn hóa trong năm vừa qua và xác định phương hướng cho thời gian tới, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí…
Ngoại giao văn hoá gia tăng
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc

- Công tác ngoại giao văn hóa (NGVH) năm 2022 đã đạt những kết quả nào nổi bật, nhất là trong việc phục vụ phát triển, thưa Thứ trưởng?

- Sau một năm triển khai Chiến lược NGVH đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 11/2021, công tác NGVH của Việt Nam có nhiều điểm sáng, có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân. Năm qua, chúng ta đã chú trọng đưa nội hàm văn hóa vào các hoạt động của Lãnh đạo cấp cao thăm các nước và trong việc đón tiếp lãnh đạo các nước tới Việt Nam; đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện khu vực, quốc tế lớn ở trong nước, tiêu biểu như SEA Games 31 hay ở nước ngoài, tiêu biểu như Chương trình Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc, Áo, Ấn Độ.

Thứ hai, thúc đẩy hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục tại các diễn đàn quốc tế, tiêu biểu là tại tổ chức UNESCO. Năm 2022 Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất vào Uỷ ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể, lần đầu tiên cùng một lúc đảm nhiệm vai trò thành viên 3 cơ chế quan trọng của UNESCO. Chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu UNESCO năm qua cũng là một điểm nhấn đáng chú ý. Truyền thông thế giới nhân dịp này đã đưa nhiều tin, hình ảnh về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Bà Tổng Giám đốc UNESCO cũng bày tỏ ấn tượng trên trang cá nhân trước những thành tựu của Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục và văn hóa.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp NGVH phục vụ phát triển bền vững đất nước. Với cương vị là cơ quan đầu mối, Bộ Ngoại giao đã tham mưu, đồng hành với các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế, tiếp cận nhanh với tri thức mới, với các mô hình tiên tiến từ đó tranh thủ tối đa các nguồn lực để phục vụ phát triển. Năm 2022, Việt Nam vui mừng có thêm 04 danh hiệu/di sản được quốc tế ghi danh gồm nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp;

Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn và Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689 – 1943) được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu Châu Á – Thái Bình Dương; Thành phố Sa Đéc được chính thức trở thành thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Nhiều địa phương tổ chức thành công các sự kiện văn hóa, ngoại giao văn hóa lớn, qua đó vừa tăng cường bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản, văn hóa vùng miền, góp phần khơi dậy tự hào, đoàn kết dân tộc, thu hút đầu tư, du lịch, tạo nguồn lực cho mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ tư, tiếp tục quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, triết lý, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh.

Điểm mới trong công tác NGVH năm nay xuất phát từ việc cụ thể hóa phương châm của Chiến lược là “lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, do vậy đã thu hút sự được tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, nhân dân ở trong và ngoài nước, tạo sức mạnh tổng hợp trong triển khai NGVH. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong các Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2022 đã góp phần truyền tải sống động, hiệu quả chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đồng thời lan tỏa rộng rãi các giá trị văn hóa Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.

- Năm 2022, Việt Nam trúng cử Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, và có thêm 04 danh hiệu/di sản được quốc tế ghi danh. Theo Thứ trưởng, những thành công này có ý nghĩa gì đối với sự quảng bá hình ảnh đất nước?

- Như đã nêu ở trên, Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử cùng hàng ngàn lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành. Đất nước ta cũng được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan, di sản có giá trị. Chính những di sản văn hóa đó đã và đang góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài.

Cùng với các danh hiệu mới ghi danh, hiện Việt Nam đã có 8 di sản thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản văn hóa tư liệu, 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 3 công viên địa chất toàn cầu UNESCO và các danh hiệu khác như thành phố sáng tạo, thành phố học tập toàn cầu, Nghị quyết liên quan đến việc vinh danh các danh nhân.

Các danh hiệu này cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với giá trị di sản, văn hóa của dân tộc Việt Nam, làm đa dạng và phong phú bản đồ di sản văn hóa, thiên nhiên, tư liệu của thế giới, đưa Việt Nam trở thành điểm đến văn hóa hấp dẫn. Đây là nguồn tài nguyên phong phú hỗ trợ các địa phương sở hữu di sản khai thác phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Việc tiếp cận với các quy định, cam kết mà UNESCO đặt ra đã giúp Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, gắn kết việc bảo vệ di sản trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển địa phương, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, hướng tới phát triển bền vững. Chính vì vậy, hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hiện đại, con người thân thiện, hiếu khách với nền văn hóa đặc sắc và đa dạng được bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị được đưa đến gần hơn và được biết đến rộng rãi hơn tới bạn bè thế giới.

- Thứ trưởng đánh giá thế nào về vai trò của ngoại giao văn hoá (NGVH) trong quảng bá hình ảnh đất nước hiện nay?

- Những năm gần đây, tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nguy cơ, thách thức cũng có chiều hướng gia tăng, nhất là tác động từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Trước bối cảnh đó, các nước dù lớn hay nhỏ đều tăng cường công tác NGVH trong đối ngoại nhằm tạo dựng lòng tin, củng cố ảnh hưởng và gia tăng “sức mạnh mềm” quốc gia.

Với Việt Nam, NGVH đã được ông cha ta vận dụng linh hoạt, khéo léo trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước. Thành tố tạo nên nét đặc sắc của NGVH Việt Nam chính là từ lịch sử hào hùng với tinh thần anh dũng, không khất phục trước áp bức, cường quyền, luôn đấu tranh vì hòa bình, công bằng, tiến bộ xã hội; là từ những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo hình thành bởi 54 dân tộc anh em chung sống gắn bó, thuận hòa; từ đất nước tươi đẹp, sức sống với danh lam, thắng cảnh kỳ vĩ, nên thơ và từ chính con người Việt Nam nhân ái, khoan dung, đoàn kết, sáng tạo, trí tuệ, hiếu khách.

Ngày nay, vai trò của NGVH được xác định rõ trong “Chiến lược NGVH đến năm 2030”, đó là đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định; bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế quốc gia.

Vai trò của NGVH tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII, cụ thể là “đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.

- Để gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam cần có những giải pháp đối mới gì trong thời gian tới thưa Thứ trưởng?

- Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; đặc biệt cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ, nhiều chiều, thì các nước ngày càng coi trọng vai trò của NGVH trong quảng bá hình ảnh quốc gia, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế. Mỹ xác định ngoại giao công chúng hay NGVH quan trọng thứ ba trong bốn mục tiêu chính của chính sách đối ngoại, góp phần củng cố an ninh quốc gia, tăng cường vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

Trung Quốc nỗ lực xây dựng hình ảnh quốc gia đáng tin cậy, coi trọng NGVH không chỉ trong cạnh tranh tổng thể sức mạnh quốc gia mà còn trong đoàn kết, thúc đẩy tự tôn dân tộc. Pháp duy trì 140 trung tâm văn hóa trên toàn thế giới. Đức có hệ thống Viện Goethe, Anh có hệ thống Hội đồng Anh. Hàn Quốc nổi tiếng với "làn sóng Hàn" đã tạo nên cả một nền công nghiệp văn hóa, trị giá tới 114 tỷ USD. Indonesia coi trọng NGVH để thúc đẩy công nghiệp văn hóa cũng như công nghiệp sáng tạo, v.v…

Đối với Việt Nam, Chiến lược NGVH đến năm 2030 đã xác định NGVH thông qua các công cụ văn hóa trong ngoại giao góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của người Việt Nam và nâng tầm giá trị văn hóa Việt; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước.

Việt Nam chúng ta cũng đang sở hữu những tài sản vô giá thuộc “sức mạnh mềm”, hiếm dân tộc nào có được. Các nước châu Phi, Mỹ La-tinh ngưỡng mộ, coi Việt Nam “2 lần Anh hùng” - Anh hùng trong Đấu tranh giải phóng dân tộc và Anh hùng trong Đổi mới và phát triển. Nhiều Lãnh đạo quốc tế trong trao đổi với Lãnh đạo ta nêu: Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố tích cực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác; Việt Nam chính là câu trả lời cho nhiều vấn đề phức tạp của thế giới hiện nay.

Đây là những thuận lợi mới, tạo thêm xung lực mới để chúng ta gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu, mà cụ thể chúng ta cần:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới hình thức quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với thế giới; lồng ghép các hoạt động quảng bá văn hoá với các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương… để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là tri thức, công nghệ và đầu tư, cho phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, tiếp tục quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh.

Thứ ba, các hoạt động ngoại giao văn hóa phải được triển khai ngày càng sáng tạo, bài bản với sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương, kiều bào ở nước ngoài theo phương châm “lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”. Trong đó, người Việt Nam ở nước ngoài sẽ là những “Đại sứ văn hoá Việt Nam” trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam ở sở tại.

Thứ tư, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, NGVH cần tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phục vụ phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là trên các lĩnh vực ưu tiên như phát triển ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo… Cần tăng cường kết hợp sức mạnh mềm của văn hóa với chiến lược truyền thông để gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong đó cần chú ý tận dụng thế mạnh của các sản phẩm kỹ thuật số đi cùng với chiến lược xây dựng hệ thống các sản phẩm NGVH có chất lượng tốt, đáp ứng đặc điểm và nhu cầu thụ hưởng đa dạng của công chúng quốc tế, đặc biệt là giới trẻ, người dân trong và ngoài nước.

Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, có truyền thống văn hoá hết sức quý báu. Tôi tin rằng, với những nhận thức mới về công tác NGVH từ các hội nghị gần đây như Hội nghị văn hóa toàn quốc, Hội nghị đối ngoại toàn quốc năm 2021 và mới đây là Hội thảo “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức tại Bắc Ninh, công tác ngoại giao văn hoá sẽ nhận được sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong và ngoài nước, qua đó góp phần thiết thực hơn nữa vào công cuộc phát triển đất nước.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng về cuộc trò chuyện!

Kỷ niệm 73 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam là điểm sáng về phục hồi và tăng trưởng kinh tế
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Chiều tối 21/9/2023, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Hà Nội đã diễn ra trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.
Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển

Ngày 20/9/2023 tại New York, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn tại New York.
Việt Nam đề xuất bốn trọng tâm đối với hợp tác của 3G và G20 trong tương lai

Việt Nam đề xuất bốn trọng tâm đối với hợp tác của 3G và G20 trong tương lai

Sáng 20/9/2023 (giờ địa phương), tại trụ sở Phái đoàn thường trực Singapore tại New York, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng nhóm 3G năm 2023 được tổ chức bên lề Tuần lễ cấp cao Khoá họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác PPCC

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác PPCC

Sáng 22/9, tại Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ (CHCN) trên địa bàn TP với 9 nhóm biện pháp và 32 nhiệm vụ.
HĐND TP Hà Nội khóa XVI khai mạc kỳ họp chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng

HĐND TP Hà Nội khóa XVI khai mạc kỳ họp chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/9, Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 chính thức khai mạc. Kỳ họp này HĐND TP xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Ngày 22/9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Cựu Chiến binh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”. Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền dẫn xuống 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh.
Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp

Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp

TS. Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch Phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông đưa ra nhiều đề xuất để tạo tính đột phá, vượt trội cũng như thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội chia sẻ với PV PL&XH:
Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

Ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động