Thứ tư 18/12/2024 09:25

Ngành tư pháp thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ "người gác cổng" về các vấn đề pháp lý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023. Tham dự có lãnh đạo Bộ Tư pháp, các cục, vụ chuyên môn và giám đốc các Sở Tư pháp trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023 - Ảnh: VGP/Lê Sơn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ người gác cổng về các vấn đề pháp lý

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: Trong những năm qua, trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội cả nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai; nhiệm vụ, khối lượng công việc của Bộ, ngành tư pháp ngày càng tăng thêm với yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, toàn ngành tư pháp đã kịp thời tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp ủy, chính quyền các cấp trong phản ứng chính sách, cung cấp ý kiến pháp lý ứng phó với các vấn đề mới phát sinh trong quá trình điều hành, phát triển kinh tế-xã hội.

Các Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là người gác cổng về các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị địa phương, từng bước tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và hoàn thiện khá toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực. Các lĩnh vực truyền thống của bộ, ngành tư pháp (xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật) tiếp tục được thực hiện bài bản, nền nếp, đồng bộ và ngày càng hiệu quả, sát thực tiễn hơn. Nhiều địa phương đã tham mưu nhiều mô hình mới, cách làm hay, linh hoạt và đạt kết quả cao.

Công tác quản lý Nhà nước về hành chính tư pháp, nhất là lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi tiếp tục được chú trọng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục được tăng cường, bám sát chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản ngày càng phát triển theo hướng xã hội hóa, phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vai trò, tính chuyên nghiệp của trợ giúp viên pháp lý ngày càng được nâng cao.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023 - Ảnh: VGP/Lê Sơn
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Đưa công tác tư pháp lên tầm cao mới

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng thẳng thắn chỉ rõ một số mặt công tác vẫn còn những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp cụ thể trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các đại biểu, sở, ngành tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế như đã nêu, đưa công tác tư pháp lên tầm cao mới, đi vào thực chất hơn, các cơ quan tư pháp tiếp tục có giải pháp đột phá, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành hữu quan thực hiện tốt một số điểm sau:

Tập trung tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 27-NQ/TW và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong đó lưu ý lồng ghép thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành tư pháp được giao.

Tập trung rà soát, đề xuất hoàn thiện thể chế liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế phục vụ phát triển kinh tế, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại từng địa phương. Chú trọng thực hiện truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản, nhất là tại các địa phương phát hiện nhiều văn bản trái quy định của pháp luật; xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực, có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội.

Đẩy mạnh quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhạy cảm, phức tạp.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ của Đề án 06/QĐ-TTg; tập trung nguồn lực xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, bảo đảm kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó lưu ý vai trò, tầm quan trọng của dữ liệu hộ tịch trong việc cung cấp thông tin đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi, tăng cường xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, bảo đảm thông tin lý lịch tư pháp luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời.

Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị các Sở Tư pháp cần tích cực tham mưu cho tỉnh quan tâm kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ tư pháp, pháp chế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Phòng Tư pháp và công chức tư pháp-Hộ tịch cấp xã nhằm chuẩn hóa đội ngũ này theo quy định của Luật Hộ tịch.

Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành tư pháp; tiếp tục duy trì, chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành tư pháp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ, Cổng Dịch vụ công của các địa phương.

Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, năm 2022, ngành tư pháp đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các cơ quan tư pháp, pháp chế và hệ thống thi hành án dân sự đã kịp thời ban hành, tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch công tác; tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành. Thực hiện phương châm "Hướng về cơ sở", Bộ và các cơ quan tư pháp ở địa phương đã tổ chức nhiều chuyến công tác trực tiếp, nhiều cuộc làm việc trực tuyến thúc đẩy công việc, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết các phản ánh, đề xuất, kiến nghị của cơ sở, của người dân, doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính trong chỉ đạo, điều hành được đặc biệt chú trọng. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tư pháp xếp thứ nhất trong số các bộ, ngành được đánh giá, điều đó đã khẳng định những nỗ lực của Bộ trong chỉ đạo cải cách, cũng như trong tham mưu Chính phủ thực hiện cải cách thể chế, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Kiến nghị rút ngắn thời gian cấp lý lịch tư pháp

Nhân dịp tổng kết công tác tư pháp năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ Tư pháp nhiều vấn đề nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian đăng ký hộ tịch, cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) cho công dân.

Theo đó, từ kết quả khả quan của việc ủy quyền cho công chức tư pháp hộ tịch các phường trực tiếp ký chứng thực, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị với Chính phủ cho phép thực hiện chính thức từ quy định trong Nghị định (thực hiện thí điểm) thành quy định trong Luật (Luật Thủ đô, Nghị quyết của Quốc hội) để tạo cơ sở pháp lý quan trọng, ổn định, lâu dài cho việc ủy quyền ký chứng thực.

Đồng thời, cho phép mở rộng phạm vi được ủy quyền ký chứng thực đến UBND các xã, thị trấn để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ việc ủy quyền ký chứng thực, giúp lãnh đạo UBND các xã, thị trấn có thêm thời gian giải quyết các công việc khác của địa phương, vì tiêu chuẩn, trình độ, kinh nghiệm của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường và công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn tương đương.

Bộ Tư pháp cho biết, theo Nghị định số 32/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội; chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội sơ kết việc thực hiện thí điểm. Do đó, Bộ Tư pháp ghi nhận kiến nghị liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành Tư pháp để trao đổi với Bộ Nội vụ khi thực hiện sơ kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Từ thực tiễn quản lý, TP Hà Nội cũng đề xuất Bộ Tư pháp kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan quan tâm chỉ đạo hệ thống cơ quan ngành dọc của mình tại địa phương triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật LLTP và các văn bản có liên quan để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Đồng thời, đề nghị tăng cường tập huấn, đào tạo kỹ năng làm công tác LLTP cho công chức Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan; bổ sung thêm các quy định về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác LLTP.

UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ sớm triển khai sửa đổi, bổ sung Luật LLTP và Nghị định số 111/2010/NĐ-CP theo hướng quy định đương nhiên xóa án tích là một thủ tục hành chính, cần tách biệt với thủ tục cấp phiếu LLTP. Trong đó, thời hạn đương nhiên xóa án tích cần quy định phù hợp với tình hình giải quyết thực tế tại các Sở Tư pháp.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
Bám sát quy định của Chính phủ, Bộ Tư pháp về thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
M.Q
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tinh gọn bộ máy cần đi đôi với thu hút người có tài năng vào khu vực công

Tinh gọn bộ máy cần đi đôi với thu hút người có tài năng vào khu vực công

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Tô Lâm: tinh gọn bộ máy góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: tinh gọn bộ máy góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 162-HD/BTGTU về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.
Cao điểm tuyên truyền Luật Thủ đô từ ngày 1/1/2025

Cao điểm tuyên truyền Luật Thủ đô từ ngày 1/1/2025

Ngày 17/12, UBND TP Hà Nội tổ chức cuộc họp về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 với điểm cầu chính tại UBND TP Hà Nội và điểm cầu trực tuyến tại các đơn vị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp Giáng sinh 2024

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp Giáng sinh 2024

Sáng 17/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm, chúc mừng Giáo phận Hưng Hóa (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp lễ Giáng sinh 2024 và chuẩn bị chào đón năm mới 2025.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động