Thứ sáu 29/03/2024 18:27
Cẩm nang dành cho cán bộ cơ sở

Ngành tư pháp thành phố đạt nhiều thành tựu quan trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bám sát Chương trình công tác năm 2021 của Bộ Tư pháp và TP, công tác tư pháp 6 tháng đầu năm của Hà Nội được các cấp, ngành triển khai chủ động, kịp thời, cơ bản toàn diện, đúng trọng tâm các nhiệm vụ được giao, gắn kết chặt chẽ với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chính trị của Thủ đô.

Những kết quả nổi bật và khó khăn, vướng mắc

Theo đó, UBND TP đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đoàn Luật sư TP khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025. Công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL được TP quan tâm chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, đảm bảo các văn bản được ban hành kịp thời, đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành KT-XH của UBND TP.

Hoạt động PBGDPL nhất là việc triển khai Luật PBGDPL được chú trọng, bám sát nhiệm vụ cải cách tư pháp. Công tác thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp được phối hợp với các báo, đài triển khai sâu rộng.

Việc hỗ trợ các cơ quan tư pháp, quản lý Nhà nước lĩnh vực bổ trợ tư pháp luôn được quan tâm thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực bổ trợ tư pháp được đẩy mạnh, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm.

Kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2021 đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền TP, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao Bằng khen của UBND TP cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ngành tư pháp
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao Bằng khen của UBND TP cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ngành tư pháp. Ảnh tư liệu

Song, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong thực hiện các quy định mới của Luật ban hành VBQPPL sửa đổi bổ sung năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết của một số sở, ngành còn lúng tùng; việc sửa đổi, bổ sung một số VBQPPL của TP còn chậm.

Một số địa phương chậm đổi mới nội dung, hình thức, ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL; tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật truyền thống. Hoạt động hành nghề bổ trợ tư pháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, doanh thu, việc nộp thuế suy giảm đáng kể.

Hà Nội có địa giới hành chính rộng, số lượng tổ chức, cá nhân hành nghề trong lĩnh vực: Luật sư, công chứng, thừa phát lại, đấu giá tài sản phát triển rất nhanh nhưng chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động hành nghề bổ trợ tư pháp còn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.

Lực lượng công chức tư pháp cấp huyện, xã còn mỏng, đội ngũ cán bộ pháp chế các sở, ngành còn thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu trong khi nhiệm vụ được giao cho ngành ngày càng tăng. Quy trình thủ tục lĩnh vực lý lịch tư pháp còn chậm được cải tiến, còn gây nhiều khó khăn cho cả cơ quan Nhà nước và người dân.

Quy định về thời hạn giải quyết việc xóa án tích được Bộ Tư pháp công bố theo TTHC lý lịch tư pháp như hiện nay có mâu thuẫn giữa Luật và các văn bản hướng dẫn, không đủ thời gian giải quyết, gây khó khăn cho các Sở Tư pháp; cần thiết phải quy định xóa án tích là TTHC riêng biệt, có thời gian giải quyết phù hợp.

Tiếp tục đổi mới, kiện toàn để ngành tư pháp đạt hiệu quả tốt hơn nữa

Thời gian tới, ngành tư pháp TP Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Thành ủy. Trong đó, chú trọng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của TP…

Chú trọng thực hiện tốt công tác giải quyết TTHC, phục vụ công dân, triển khai hiệu quả công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, thực hiện nghiêm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, qua đó giúp người dân tin tưởng, đồng thuận với các hoạt động, công tác quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước.

Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Ngành tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW Trung ương 6 khóa XII, các quy định mới của Chính phủ, Bộ Tư pháp và chỉ đạo của TP…

Đẩy mạnh CCHC, ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành, chất lượng công tác trên các lĩnh vực; tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy trình công việc, chuẩn hóa, đơn giản hóa các TTHC; xây dựng, nâng cao tỷ lệ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; xây dựng CSDL trong các lĩnh vực công tác của ngành.

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm trong giải quyết yêu cầu của người dân; đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh: “Năm 2021, Hà Nội tập trung cao độ vào công tác hoàn thiện thể chế, theo phương châm “thể chế phải đi trước một bước”, mở đường cho các đột phá về kinh tế, khoa học kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển con người. Các sở, ngành, quận, huyện phải nghiên cứu, đề xuất, xác định lĩnh vực, vấn đề ưu tiên hoàn thiện thể chế để chủ động tham mưu TP hoặc đề xuất với T.Ư sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các VBQPPL, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, xử lý tốt hơn nữa những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý điều hành”.
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động