Thứ hai 13/05/2024 13:43

Nga xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đây là chia sẻ của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo với phóng viên quân sự ngày 13/6 khi được hỏi về vấn đề thỏa thuận ngũ cốc mà nước này đang thực hiện.
Nga xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc
Tàu hàng tới Ukraine lấy ngũ cốc tại Biển Đen.

Theo đó, tại cuộc họp, Tổng thống Putin cho biết Nga có thể rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, do các yêu cầu của nước này không được đáp ứng.

"Chúng tôi đã tham gia thỏa thuận ngũ cốc để hỗ trợ các nước đang phát triển, những người bạn của chúng tôi, cũng như nhằm dỡ bỏ lệnh trừng phạt với lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng chúng tôi lại bị lừa dối. Do đó, chúng tôi đang cân nhắc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc", ông Putin bày tỏ.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga chỉ ra rằng những hành lang mà các con tàu đang di chuyển, thường xuyên bị kẻ thù sử dụng để phóng máy bay không người lái hoặc các thiết bị quân sự để phá hoại.

Nếu Nga rút khỏi thỏa thuận, ông Putin khẳng định Moscow sẵn sàng cung cấp miễn phí ngũ cốc cho các nước nghèo nhất trên thế giới, thay thế nguồn cung từ Ukraine.

Nhà lãnh đạo Nga một lần nữa chỉ ra rằng, trong tổng khối lượng ngũ cốc Ukraine cung cấp, chỉ hơn 3% đến các nước nghèo nhất thế giới, còn hơn 40% đến các nước khá thịnh vượng của Liên minh châu Âu. Trái ngược hoàn toàn với mục đích mà Nga tham gia thỏa thuận ngũ cốc này là vì lợi ích của các quốc gia thân thiện ở châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Nga và Ukraine là hai trong số các nhà sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới và đặc biệt là thị trường lúa mì, lúa mạch, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Moscow cũng chiếm ưu thế trên thị trường phân bón.

Thỏa thuận ngũ cốc được thiết lập cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển, được Liên Hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán vào tháng 7/2022, để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do ảnh hưởng từ xung đột ở châu Âu. Thỏa thuận đã được gia hạn một số lần và đang có thời hạn đến ngày 17/7.

Vụ vỡ đập ở Kherson gây ra thiệt hại lên tới 138 triệu USD Vụ vỡ đập ở Kherson gây ra thiệt hại lên tới 138 triệu USD
Mỹ quyết định xin tái gia nhập UNESCO Mỹ quyết định xin tái gia nhập UNESCO
Vũ Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động