Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Công Phương |
Tiếp tục triển khai thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tại hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật diễn ra vào tháng 12/2022, ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh về những công tác quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật…
Theo ông Lê Vệ Quốc, để tiếp tục triển khai thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm khả thi, phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật tại cơ sở và yêu cầu mới về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới toàn diện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật và thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng là công tác quan trọng.
Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tiếp tục được xác định là công cụ có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm và thực hiện các quyền, lợi ích của người trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng môi trường pháp lý tiến bộ, lành mạnh tại cơ sở.
Bên cạnh đó, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cũng như chuẩn đô thị văn minh, các tiêu chí, chỉ tiêu về tiếp cận pháp luật còn được bổ sung vào nội dung thành phần của Bộ Tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh; được bổ sung là tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy thời gian qua, Bộ Tư pháp và UBND các tỉnh, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn để hướng dẫn về nghiệp vụ đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện, cấp xã nhưng việc triển khai thực hiện các văn bản mới về chuẩn tiếp cận pháp luật trên thực tế của một số địa phương còn một số khó khăn, hạn chế.
Do đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật để góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, phát huy vai trò làm chủ của người dân và xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh tại cơ sở.
Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức của cấp xã, trước hết là các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ việc tham mưu, triển khai các nhiệm vụ được giao gắn với từng tiêu chí, chỉ tiêu cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tập trung vào kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng văn bản, cung cấp thông tin, tiếp công dân, hòa giải ở cơ sở, phổ biến giáo dục pháp luật,…
Phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP Hà Nội
Thực hiện Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 ban hành Hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, TP đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, TP thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh, Sở Tư pháp Hà Nội đã tham mưu UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 3283/UBND-NC ngày 5/10/2022 hướng dẫn tiêu chí tiếp cận pháp luật và triển khai thực hiện Quyết định số 1723/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Theo đó, giao UBND cấp huyện công nhận mô hình điển hình về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Sở Tư pháp Hà Nội cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Hướng dẫn về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó nội dung Tiếp cận pháp luật là một tiêu chí riêng) theo quy định hiện hành.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025 gồm các tiêu chí: Quy hoạch; giao thông; thủy lợi và phòng, chống thiên tai; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; thông tin và truyền thông; nhà ở cư dân; thu nhập; nghèo đa chiều; lao động; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; quốc phòng và an ninh. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại