Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia - PGS. TS. Đàm Thanh Thế; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng; Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm (Bộ Công An), đại diện lãnh đạo các cơ quan bộ ngành Trung ương, địa phương, các Cục quản lý thị trường địa phương, các hiệp hội ngành hàng, cơ quan chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.
Quang cảnh buổi hội thảo |
Để đấu tranh với tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng liên quan đến sức khỏe người dân ngày càng có diễn biến phức tạp, nhất là phương thức và thủ đoạn của các đối tượng luôn thay đổi và manh động, sẵn sàng chống trả các lực lượng cức năng khi bị phát hiện, bắt giữ.
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương, lực lượng QLTT cả nước đã kịp thời triển khai nhiều kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó đã kéo giảm tình trạng buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa trái phép, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái và tình trạng gian lận thương mại... góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ doanh nghiệp chân chính cũng như người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
PGS.TS. Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết gần 5 năm kể từ khi thành lập, Ban chỉ đạo đã đạt nhiều kết quả quan trọng phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa hoạt động buôn lậu gian lận thương mại. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Từ năm 2014 đến năm 2018, các lực lượng chức năng của Trung ương và các địa phương trong cả nước đã phát hiện xử lý 1.579.340 vụ vi phạm, xử phạt hơn 91 nghìn tỷ, khởi tố hơn 10 nghìn đối tượng;
Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung đến các nội dung như những thách thức và giải pháp đối với lực lượng QLTT trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời kỳ hợp tác đa phương; thực trạng và vướng mắc khi xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Những thách thức và kiến nghị, giải pháp trong kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử và các hình thức kinh doanh thông qua công nghệ số…
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp, tổ chức những hội thảo chuyên đề, chuyên sâu trong từng lĩnh vực phù hợp với yêu cầu thực tế tạo ra hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những giải pháp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhất là nhận thức về hàng giả, hàng nhái, hàng lậu và quyền sở hữu trí tuệ...
Bộ Công Thương cũng mong rằng tiếp tục nhận được sự phối hợp của các Bộ, ban ngành, địa phương liên quan trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại