Năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp Thủ đô tăng 3%
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSản xuất linh kiện điện tử. Ảnh: Hoàng Hùng |
Theo thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 12 ước tính tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,3% và tăng 4,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 5,7% và tăng 5,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 1,9% và tăng 4,8%; khai khoáng tăng 8,7% và giảm 7,5%.
Ước tính quý IV/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước (Chỉ số IIP quý I tăng 0,9%; quý II tăng 3,7%; quý III tăng 3,0%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 4,2%; khai khoáng giảm 7,2%. Một số ngành IIP quý IV tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 37,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 17,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 12,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 10,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,2%. Hai ngành IIP giảm so với cùng kỳ: Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc giảm 8,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính giảm 6,2%.
Tính chung cả năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3% so với năm 2022 (Chỉ số IIP toàn ngành năm 2020 tăng 4,7%; năm 2021 tăng 4,8%; năm 2022 tăng 8,8%). Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,5%; khai khoáng giảm 6,4%.
Trong năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng khá so với năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 15,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 13,5%; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc tăng 9,7%; sản xuất thuốc lá tăng 9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 6,5%. Tuy nhiên, một số ngành chế biến, chế tạo chỉ số IIP giảm so với năm trước: Sản xuất máy móc, thiết bị giảm 17,5%; sản xuất sản phẩm điện tử giảm 2,3%; sản xuất kim loại sản xuất phương tiện vận tải giảm 0,3%.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023 chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng 3,3% so với năm 2022, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng: Sản phẩm thuốc lá tăng 9,9%; xe có động cơ tăng 7,6%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 7,2%; chế biến thực phẩm tăng 4,5%... Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Máy móc, thiết bị giảm 31%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 24,1%; trang phục giảm 23,1%; dệt giảm 22,8%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm cuối năm 2023 giảm 13,6% so với cuối năm 2022, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm: Sản phẩm từ cao su và plastic giảm 66,9%; máy móc, thiết bị giảm 52,7%; sản phẩm điện tử, máy vi tính giảm 38,3%; in, sao chép bản ghi giảm 33%; phương tiện vận tải giảm 28,9%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số tồn kho tăng: Thuốc, hóa dược và dược liệu gấp 2,1 lần; đồ uống tăng 70%; da và các sản phẩm liên quan tăng 43,3%; dệt tăng 37%; thiết bị điện tăng 35,7%.
Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 12/2023 ước tính tăng 0,9% so với cuối tháng trước và giảm 2,3% so với cùng thời điểm năm 2022. Tính chung cả năm 2023, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 3,5% so với năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 7,4%; khu vực Nhà nước giảm 1,8%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 2,1%.
Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 3,9% so với năm trước; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 0,1%; ngành khai khoáng tăng 20,8%.
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng thấp | |
Hà Nội: Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp | |
Hà Nội: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm 2023 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại