Thứ sáu 22/11/2024 08:17

“Một chương trình nghị sự chung nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khóa họp thường niên lần thứ 78 của ESCAP diễn ra từ ngày 23-27/5/2022 tại Băng Cốc, Thái Lan, với chủ đề “Một chương trình nghị sự chung nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương”.
“Một chương trình nghị sự chung nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương”
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ Việt Nam tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Khóa họp thường niên lần thứ 78 của ESCAP

Nhận lời mời của Bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ESCAP và 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, ngày 23/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ Việt Nam tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Khóa họp thường niên lần thứ 78 của ESCAP.

Khóa họp diễn ra từ ngày 23-27/5/2022 tại Băng Cốc, Thái Lan, với chủ đề “Một chương trình nghị sự chung nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương”. Tham dự Khóa họp có Lãnh đạo cấp cao và khoảng 700 đại diện của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên ESCAP, trong đó có 3 Tổng thống, 9 Thủ tướng, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Abdulla Shahid và Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres.

Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của Khóa họp năm nay là đánh dấu 75 năm thành lập ESCAP, đề cao những đóng góp thiết thực của ESCAP vào những thành quả to lớn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, phát triển những nền kinh tế lớn và năng động hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cùng bày tỏ lo ngại về những tác động nặng nề và đa diện của đại dịch COVID-19, của các thách thức như biến đổi khí hậu, thiên tai… đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng đề xuất một số ưu tiên hợp tác chính tại khu vực trong thời gian tới.

Thứ nhất, luôn đặt con người ở trung tâm của mọi hoạt động; cần xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập và được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản; tăng cường năng lực, ứng phó và chống chịu với các thách thức mới.

Thứ hai, tăng cường kết nối khu vực, nhất là về giao thông vận tải, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông; bảo đảm các chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu; thúc đẩy chuyển đổi số, giảm khoảng cách số.

Thứ ba, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường huy động nguồn lực thực hiện các sáng kiến, nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang tăng trưởng các-bon thấp, phát triển kinh tế và tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy các quan hệ đối tác trong khu vực và với các khu vực khác.

Phó Thủ tướng cũng nêu bật những thành quả phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc của Việt Nam. Năm 2021 Việt Nam xếp thứ 51/165 nước trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, tăng hơn 30 bậc so với 5 năm trước. Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 và chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, dần phục hồi kinh tế, xã hội.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc nói chung và ESCAP nói riêng, để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết tại Hội nghị COP26 về khí hậu.

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào những nỗ lực của ESCAP nói riêng và Liên hợp quốc nói chung vì hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững, bao trùm, không bỏ ai lại phía sau tại khu vực và trên toàn thế giới.

Trong thời gian tham dự Khóa họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc gặp với Bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành ESCAP. Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Khóa họp năm nay, trong đó đưa ra một chương trình nghị sự chung với những hướng hành động cụ thể để thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực.

Phó Thủ tướng bày tỏ quan ngại về dự báo khu vực rất khó đạt được đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững, thậm chí chậm tới hơn 30 năm, do đó, Phó Thủ tướng đề nghị ESCAP tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đẩy nhanh hơn việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Về phần mình, Bà Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành ESCAP hoan nghênh và đánh giá cao vai trò và những đóng góp của Việt Nam tại ESCAP, đồng thời khẳng định ESCAP sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt thông qua đào tạo và củng cố hệ thống dữ liệu.

Trước đó, tối ngày 22/05/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.

Thành lập từ năm 1947, ESCAP là một trong 5 Ủy ban khu vực trực thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) - một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc). ESCAP được Liên hợp quốc trao trọng trách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. ESCAP có 53 thành viên chính thức và 9 thành viên liên kết.

Khóa họp ESCAP là hội nghị thường niên để các nước thành viên xem xét và thảo luận tất cả các vấn đề kinh tế-xã hội và hợp tác khu vực trên các lĩnh vực cùng quan tâm, với sự tham gia của Lãnh đạo cấp cao các nước, Lãnh đạo Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
Hoa Kỳ khẳng định mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực
Việt Nam đã triển khai thành công chiến lược tiêm chủng, kịp thời chuyển sang thích ứng an toàn
Chuyến công tác với hơn 60 hoạt động song phương, đa phương
Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của WEF đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động