Thứ hai 25/11/2024 18:36

Luật An ninh mạng tạo cơ sở pháp lý bảo vệ người dân, doanh nghiệp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 15-6, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Tại buổi họp báo, nhiều nội dung liên quan đến các dự án Luật, trong đó có Luật An ninh mạng đã được đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan giải đáp.

-Nghị quyết kỳ họp thứ 5 của Quốc hội nêu rõ Quốc hội đồng ý lùi thời gian xem xét, thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sang kỳ họp sau để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của Dự án Luật. Đồng thời giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân để hoàn thiện Dự thảo. Việc lấy ý kiến nhân dân có được tiến hành bài bản như với Hiến pháp, Bộ luật Đất đai, Bộ luật Hình sự hay không, thưa ông?

+Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Quá trình thảo luận Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt còn nhiều ý kiến khác nhau. Do đó Quốc hội đã quyết định lùi thời gian thông qua luật để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật và tới đây sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Những điều khoản thấy chưa phù hợp, ví dụ quy định cho thuê đất 99 năm có thể sẽ chỉ thực hiện theo quy định Luật Đất đai hiện hành. Hay các quy định về thuế, chính sách thuế,… tới đây sẽ phải rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp.

luat an ninh mang tao co so phap ly bao ve nguoi dan doanh nghiep
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: "Những điều khoản chưa phù hợp trong Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được rà soát, chỉnh sửa"

Đối với việc có đưa Dự thảo Luật ra xin ý kiến Nhân dân như Hiến pháp, Bộ luật Đất đai hay không, thì tôi thấy chưa cần thiết làm đến quy mô này. Trước mắt tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp vừa qua cũng đã đủ để hoàn thiện Dự thảo Luật.

-Tại kỳ họp này hai dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng được dư luận đặc biệt chú ý, quan tâm. Tuy nhiên, nếu Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt đã được Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua rất nhanh thì Luật An ninh mạng lại được thông qua với số phiếu rất cao. Quan điểm của Tổng thư ký Quốc hội về việc này như thế nào?

+Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Bản chất của hai Luật khác nhau. Dự án Luật An ninh mạng sau khi được trao đổi, tiếp thu ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học cử tri. Trên cơ sở đó Quốc hội đã lắng nghe, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo Dự án Luật đã tiếp thu chỉnh lý đầy đủ rồi thì thông qua với tỷ lệ đại biểu tán thành cao là đương nhiên. Vấn đề là phải làm truyền thông để mọi người hiểu được là Luật này bảo vệ quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.

Còn Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt thì còn rất nhiều vấn đề, cần có thêm thời gian để nghiên cứu, hoàn thiện thêm

+Ông Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh: Quá trình thẩm tra và giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý Luật An ninh mạng, Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội hết sức lắng nghe ý kiến của cử tri, chuyên gia và đặc biệt ý kiến của một số quốc gia như Mỹ, Australia, Liên minh Châu Âu, Hiệp hội viễn thông internet Châu Á-Thái Bình Dương, ý kiến của phóng viên báo chí trung ương, địa phương và cả nước ngoài. Vì thế nhiều vấn đề trong Dự án Luật mà Chính phủ trình sang đã được chỉnh lý làm sao đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng.

luat an ninh mang tao co so phap ly bao ve nguoi dan doanh nghiep
Ông Nguyễn Thanh Hồng: "Luật An ninh mạng tạo cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, doanh nghiệp"

Sự kiện Facebook làm lộ dữ liệu 50 triệu tài khoản người dùng mới đây đã cảnh báo về nguy cơ sử dụng dữ liệu người dùng can thiệp vào nội bộ các quốc gia. Điều này cũng cho thấy vấn đề an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là thách thức toàn cầu. Luật An ninh mạng tạo cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước chứ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Về vấn đề đặt ra là liệu Google, Facebook có rời bỏ Việt Nam không thì đến thời điểm hiện nay, cả hai tập đoàn này đều chưa có phản hồi chính thức nào về Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Chúng tôi cũng phấn khởi sau khi Luật thông qua, nội dung dự án luật đã được truyền thông rộng rãi, sự đồng thuận rất cao trong nhận thức của nhân dân, trong việc ban hành luật này. Nhân đây, chúng tôi cũng mong muốn báo chí thông tin tin rỗng rãi hơn nữa về Dự án Luật đến người dân để tạo ra đồng thuận lớn nhất.

-Được biết sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, có thông tin Hiệp hội các cơ quan internet của Châu Á - trong đó Facebook và Ggoole là thành viên- đã bày tỏ thái độ không đồng tình, thưa ông?

+Ông Nguyễn Thanh Hồng: Thông tin chính thức từ Chính phủ thì chưa có thông tin về việc này. Trên cộng đồng mạng thì chúng tôi thấy đại diện Facebook đã có ý kiến sẽ nghiên cứu để triển khai nội dung quy định của luật này.

Đối với việc đặt máy chủ tại Việt nam và lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam thì đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Báo cáo kiểm tra của Uỷ ban Quốc phòng An ninh cho thấy hiện có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp mạng xã hội phải lưu trữ giữ liệu người dùng tại quốc gia đó. Mới đây, Liên minh Châu Âu cũng yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các quốc gia - đó là yêu cầu vì lợi ích quốc gia.

Luật An ninh mạng chỉ lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam, theo Hiến pháp đây là quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ, là tài sản của Việt Nam. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo vệ bí mật người dùng tại Việt Nam.

-Luật An ninh mạng có điều khoản cấm không được đăng tải thông tin mang tính chống đối nhà nước. Quy định này có phải nhắm đến đối tượng chống đối Nhà nước hay không?

+Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Điều 16 Luật An ninh mạng quy định các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia. Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tất nhiên phải ngăn chặn rồi. Còn nếu không vi phạm an ninh quốc gia thì thoải mái.

Thanh Hải
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động