Làm giàu từ chăn nuôi trong thời điểm mất giá
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Làm giàu từ chăn nuôi trong thời điểm mất giá |
Chăn nuôi tuần hoàn cho tỷ suất lợi nhuận đến 60%
Trong bối cảnh giá lợn trong nước giảm sâu, dưới 50.000 đồng/kg, đẩy người chăn nuôi nhỏ vào cảnh thua lỗ, những mô hình về chăn nuôi tuần hoàn đã được nhắc đến như con đường mà ngành chăn nuôi lợn buộc phải đi để thu về nhiều giá trị hơn, trong đó phụ phẩm có trị giá hàng tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, là Thủ đô song Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để chăn nuôi phát triển, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp có trên 197 nghìn ha, chiếm 58,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo thống kê, thời điểm tháng 2/2023, tổng đàn trâu của Thành phố có 28,7 nghìn con, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 128,4 nghìn con, giảm 0,1%; đàn lợn 1,4 triệu con, tăng 3,7%; đàn gia cầm 38,7 triệu con, tăng 0,5%...
Ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định, việc giá lợn dao động từ 54.000 – 60.000 đồng/kg, như vậy người chăn nuôi đang cầm chắc lỗ mỗi con xuất chuồng khoảng 1 triệu đồng. Nếu không muốn thua lỗ thêm, chăn nuôi nông hộ cần chuyên nghiệp hơn, cần hướng tới chăn nuôi tuần hoàn, xử lý chất thải theo chuỗi.
Hiện nay, chất thải trong chăn nuôi mỗi năm có khoảng 60 triệu tấn phân, 55 triệu tấn nước tiểu, 300 triệu tấn nước thải. Nhưng mới xử lý được khoảng 48% “mỏ vàng” còn lãng phí.
Khái quát một số mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong chăn nuôi từ các chương trình dự án đã triển khai tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng ban Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã chỉ ra. Đơn cử, đầu tư máy tách phân ở các trang trại chăn nuôi trên 2.000 con heo, đầu tư máy phát điện khí sinh học ở những trang trại có nhu cầu sử dụng điện trên 30 triệu đồng/ tháng và đầu tư hệ thống tưới bằng nước thải sau biogas ở những trang trại có diện tích trồng trọt lớn đều cho tỷ suất lợi nhuận trên 20%, thời gian hoàn vốn từ 5 – 6 năm. Tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn và thời gian hoàn vốn sẽ ngắn hơn ở những trang trại có quy mô chăn nuôi lớn hơn.
Theo tính toán của các chuyên gia, một trang trại heo trên 5.000 con cho tỷ suất lợi nhuận lên đến trên 60% và thời gian hoàn vốn rút xuống còn 2 - 3 năm. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của các mô hình phụ thuộc nhiều vào giá bán phân ép đầu ra tại từng địa bàn.
Là người gắn bó với nông nghiệp tuần hoàn với khoảng thời gian gần 40 năm, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm, cũng khẳng định hiệu quả của các mô hình chăn nuôi tuần hoàn: Nếu chúng ta không làm được điều này thì sẽ mãi luẩn quẩn ở câu chuyện con heo, hạt lúa phải lên “bờ bờ, xuống ruộng”, người nông dân phải lo âu khi rơi vào tình cảnh nay giá này, mai giá khác, thị trường trồi sụt. Đồng thời, ngành nông nghiệp đang bỏ phí đi hàng triệu tấn phụ phẩm. Muốn làm nông nghiệp giàu có thì phải tận dụng lợi thế, tận dụng phụ phẩm.
Quy định cứng nhắc, rào cản nông nghiệp tuần hoàn hạn chế lan tỏa
Điểm nghẽn hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác nhưng vướng các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường
Chia sẻ góc nhìn về KTTH từ những kinh nghiệm thực tiễn, ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, KTTH không phải một mô hình lựa chọn mà là tất yếu. KTTH là nền tảng của phát triển bền vững, nền tảng của kinh tế xanh. Chính vì vậy, chúng ta không nên tách bạch nhiều quá. KTTH là kết quả của mô hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tuần hoàn, các mô hình này không bị trói buộc bởi 1 khuôn mẫu nên tìm tiêu chí, quy định cứng nhắc cho mô hình KTTH là rào cản khiến cho tính lan tỏa hạn chế
Ông Thắng kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu quy định hàng lang pháp lý, khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo (ĐMST) để ĐMST thực sự đi vào đời sống xã hội, có cơ chế cho câu chuyện thí điểm, thử nghiệm, đánh giá và tổng kết các mô hình ĐMST. Cần có những chính sách phục vụ doanh nghiệp, nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi để thí điểm, đánh giá, từ đó lan tỏa mô hình.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), thành viên Tổ 970 ghi nhận: Vấn đề nông nghiệp tuần hoàn trong chăn nuôi, đánh giá được những thách thức, hiện trạng về các phụ phế phẩm của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi với khối lượng chất thải vài trăm triệu tấn/năm (cả chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải không khí), mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để sử dụng cho hợp lý để đảm bảo 3 yếu tố: không gây ô nhiễm môi trường; không để hiệu ứng khí nhà kính; tái sử dụng tham gia vào chuỗi tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn cũng cho biết: Trong thời gian tới Hà Nội cần tập trung triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Thành phố đã phê duyệt phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí thú y. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý và tận dụng hiệu quả chất thải và cải tạo môi trường chăn nuôi; xử lý chất thải hữu cơ, nước thải trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ; ưu tiên sử dụng công nghệ sinh học, chế phẩm vi sinh để kiểm soát môi trường; áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp. Nhân rộng và phát triển các mô hình, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi.
Các chuyên gia nhận đinh những rào cản hiện nay, trước tiên là rào cản từ nhận thức: những người sử dụng phế phẩm để tham gia vào vòng tuần hoàn tiếp theo; nhận thức của những người quản lý; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng. Ngoài ra, thể chế chưa đồng đều để vận hành những vấn đề này. Khung hành lang pháp lý; quy hoạch của các địa phương về các khu giết mổ, khu chế biến nông sản…
Giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng sản phẩm đảm bảo ATTP | |
Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững | |
Hà Nội: Đẩy mạnh khâu tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại