Làm gì khi nhà mạng tắt sóng 2G?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Tại gia đình tôi, từ trước đến nay, bố mẹ của tôi vẫn dùng điện thoại “cục gạch” 2G bởi chỉ có nhu cầu nghe – gọi. Thông tin khi tắt hoàn toàn sóng 2G, các dòng điện thoại thuần 2G tại Việt Nam sẽ không còn giá trị sử dụng cũng gây ra chút xáo trộn trong gia đình.
Sau khi tìm hiểu, tôi được biết, việc tắt sóng 2G chính là giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận với các thiết bị thông minh, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số. Đặc biệt, khi các thiết bị 2G được yêu cầu kết nối mạng theo danh sách chứng nhận hợp quy vừa được Bộ TT&TT công bố, còn góp phần hạn chế các thiết bị phát tán tin nhắn rác truyền thống (SMS).
Khi người dân đi mua một sim hòa mạng mới, nếu điện thoại họ đang sử dụng là điện thoại 2G “cục gạch” (có thể cũ hoặc mới), không nằm trong danh sách được cấp giấy chứng nhận hợp quy thì sẽ bị từ chối nhập mạng. Với những máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ 2G, đã lưu hành ở Việt Nam từ lâu và có chứng nhận hợp quy, người dùng vẫn có thể lắp sim mới để hòa mạng bình thường. Như vậy, chỉ khi người dùng kích hoạt sim mới, nhưng sử dụng điện thoại “cục gạch” không nằm trong danh sách mà Cục Viễn thông công bố, họ mới không được phép hòa mạng.
Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Việt Nam hiện còn khoảng 15 triệu thuê bao 2G. Bộ TT&TT đặt mục tiêu giảm dần số thuê bao này, để đến tháng 9/2024, sẽ không còn thuê bao 2G trên mạng lưới. Để thực hiện chủ trương này, các DN viễn thông di động có trách nhiệm truyền thông rộng rãi tới khách hàng của mình, đồng thời công bố các đầu mối giải quyết khiếu nại.
Nếu có thắc mắc và khiếu nại về máy điện thoại 2G không được kết nối mạng, người dân cần gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của nhà mạng để được hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể. Do đó, chúng ta hoàn toàn yên tâm và cần bình tĩnh khi nhà mạng tắt sóng 2G.
Tắt hoàn toàn sóng 2G vào tháng 9/2024 | |
Các nhà mạng lớn đã sẵn sàng tắt sóng 2G tại Việt Nam |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại