Thứ tư 11/09/2024 08:09

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2: Đề thi tổ hợp có độ phân hóa, không khó hơn đợt 1

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 7-8, hơn 11.000 thí sinh của 39 tỉnh, thành bước vào kỳ thi THPT quốc gia đợt 2. Theo đánh giá của Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi tổ hợp các môn Khoa học Tự nhiên (KHTN), Khoa học Xã hội (KHXH) bám sát chuẩn đầu ra của chương trình và nội dung dạy học đã tinh giản, vừa sức thí sinh, có độ phân hóa phù hợp và bảo đảm tương đương với đề thi đợt 1 của kỳ thi.

Độ khó môn Vật lý tương tương đề thi đợt 1

Phân tích sơ bộ đề thi môn Vật lí, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, giáo viên của Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận xét các câu hỏi trong đề thi được xếp theo trình tự từ dễ đến khó. Trong 40 câu hỏi của đề thi có 4 câu Vật lý 11 và 36 câu Vật lí 12. Có tất cả 22 câu hỏi mức 1 (nhận biết), 8 câu hỏi mức 2 (thông hiểu), 6 câu hỏi mức 3 (vận dụng), và 4 câu hỏi mức 4 (vận dụng cao). Có thể thấy về cấu trúc đề thi và phân phối độ khó của các câu hỏi trong đề thi đợt 2 hầu như không thay đổi so với đề thi đợt 1

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh các câu hỏi mức 4 (vận dụng cao) trong đề thi đợt 2 dễ hơn một chút so với đề thi đợt 1, tuy nhiên điều này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến phổ điểm thi vì số thí sinh có khả năng làm được bốn câu khó nhất của đề thi trong thời gian cho phép là cực thấp.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2: Đề thi tổ hợp có độ phân hóa, không khó hơn đợt 1
Thí sinh dự thi THPT quốc gia đợt 2 tại Hưng Yên

Đề thi môn Sinh học “an toàn hơn”

Về môn Sinh học, thầy Nguyễn Thành Công - giáo viên tại Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định đề thi phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp cũng như xét tuyển Đại học. So với đề đợt 1, đề thi đợt 2 “truyền thống hơn”, “an toàn hơn” và phù hợp với các thí sinh trong hoàn ảnh phải chờ đợi và vượt qua các vấn đề của đại dịch Covid-19 mang lại.

Đề thi tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố và đảm bảo mục tiêu của kì thi tốt nghiệp THPT và có nội dung phân hóa phục vụ mục tiêu xét tuyển vào các trường Đại học. Đề thi có cấu trúc và độ khó cao hơn so với đề tham khảo năm 2021 và tương đồng với đề thi đợt 1.

Kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có các câu hỏi ứng dụng thực tế liên quan đến dịch Covid như đề 2020 và đề đợt 1. Phân bố kiến thức tương đồng với đề các năm: 4 câu lớp 11; 9 câu cơ chế Di truyền; 11 câu Quy luật di truyền; 2 câu di truyền quần thể nhưng đáng tiếc là không có câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao; 1 câu di truyền người (vẫn dạng bài toán phả hệ dạng mô tả); 1 câu di truyền học ứng dụng; 4 câu Tiến hóa và 7 câu Sinh thái.

Khoảng 62,5% lượng câu hỏi nằm trong vùng nhận biết và thông hiểu đảm bảo cho mục tiêu xét tốt nghiệp. Còn lại 37,5% nằm trong vận dụng và vận dụng cao đảm bảo cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, giống như hầu hết các đề môn Sinh trong những năm gần đây và đề tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Ở 10 câu cuối cùng của đề các câu hỏi sắp xếp không theo thứ tự mà ngẫu nhiên do phần mềm trộn đề. Điều này giúp hạn chế các thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên đáp án cho 4 câu vận dụng cao mà trước đây thường nằm ở cuối cùng.

Với mức độ như đề thi đã ra, chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa thí sinh có thể đạt được điểm 6-7 một cách dễ dàng. Nhưng, số lượng điểm 10 sẽ không nhiều.

Đề thi Hóa học có sự phân hóa phù hợp

Theo tổ tự nhiên của Hệ thống giáo dục HOCMAI, môn thi Hóa học vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

92,5% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chiếm 7,5%. Khoảng 70 % số câu hỏi (28 câu) ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu. 22,5% số câu (9 câu) ở mức độ Vận dụng. 7,5% số câu hỏi (3 câu) thuộc mức độ Vận dụng cao.

Đề thi có 27,5% số câu hỏi (11 câu) là bài tập tính toán, 72,5% số câu hỏi (29 câu) là câu lí thuyết. Đề thi không xuất hiện câu hỏi thuộc dạng bài mới. Ngoài việc đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, đề thi có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

So với đề thi đợt 1, số lượng câu hỏi đơn giản (thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu) phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT không có sự thay đổi nhiều (khoảng 28-30 câu).

Số lượng câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao phục vụ mục đích sử dụng kết quả làm căn cứ giúp các trường đại học tuyển sinh đầu vào có sự thay đổi 1 chút. Cụ thể, số câu vận dụng trong đề lần 2 tăng lên (3 câu) và số câu vận dụng cao giảm xuống (1 câu) nhưng đề không xuất hiện câu hỏi mới, lạ. Sự thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến độ công bằng giữa hai lần thi, tức là đề lần 1 và đề lần 2 có độ khó tương đương nhau.

Đề thi Giáo dục công dân dễ hơn đề đợt 1

Thầy Trần Văn Năng - giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định đề thi đợt 2 môn Giáo dục công dân bám sát ma trận đề tham khảo của Bộ GDĐT đã công bố và đề thi chính thức đợt 1. Tuy nhiên đề đợt 2 có phần dễ hơn đề đợt 1 và đề tham khảo. Các câu hỏi Nhận biết và Thông hiểu chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi.

Cụ thể, đề thi đợt 2 có 32 câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, chiếm 80% số lượng câu hỏi của đề. Ở vùng câu hỏi này, phương án trả lời có độ nhiễu không cao, thí sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản sẽ nhận ra ngay đáp án đúng.

5 câu hỏi ở mức độ Vận dụng, xuất hiện ở bài 1 và bài 5, chiếm 12.5% số lượng câu hỏi. Phần lớn là những câu hỏi tình huống đơn giản, học sinh chỉ cần vận dụng kiến thức ở mức độ cơ bản là trả lời được.

3 câu hỏi ở mức độ Vận dụng Cao, chiếm tỉ lệ 7.5%. Mặc dù số lượng câu hỏi ít nhưng đều là những tình huống phức tạp, dài, có độ nhiễu cao. Tuy nhiên đây lại là những dạng bài quen thuộc, thí sinh có thể đã được các thầy cô luyện đi luyện lại nhiều lần.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2: Đề thi tổ hợp có độ phân hóa, không khó hơn đợt 1
Thí sinh dự thi THPT quốc gia tại điểm thi tỉnh Bắc Giang

Đề thi Địa lý có phân hóa, nhắc đến vấn đề nóng của xã hội

Thầy Nguyễn Mạnh Hà - giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định đề thi Địa lý đợt 2 bám sát với nội dung chương trình học và đề tham khảo mà Bộ GDĐT đã công bố, không có câu hỏi nào gây tranh cãi, không có nội dung trong phần giảm tải, có sự phân hóa cao giúp đề thi đạt được mục tiêu của kì thi.

Các câu hỏi nằm trong chương trình THPT (chủ yếu là lớp 12 chiếm 95%; lớp 11 chiếm khoảng 5%). Khoảng 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 25% câu hỏi ở mức độ vận dụng giúp Bộ giáo dục đảm bảo được mục tiêu là đảm bảo xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để các trường Đại học làm cơ sở để xét tuyển vào các trường đại học.

Đề thi bao phủ toàn bộ chương trình bao gồm địa lí tự nhiên Việt Nam, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế, vấn đề biển đảo, kiến thức lớp 11 rất nhẹ nhàng chủ yếu là các câu hỏi kĩ năng

Khối lượng các câu hỏi kĩ năng trong đề thi khá lớn bao gồm các câu hỏi khai thác Atlat địa lí Việt Nam (15 câu), các câu hỏi về nhận xét bảng số liệu thống kê, nhận xét biểu đồ, nhận dạng biểu đồ ( khoảng 4 câu). Điều này giúp các HS có học lực trung bình cũng có thể dễ dàng đạt được điểm.

Đề thi có tính phân hóa cao, các câu hỏi cuối từ 77 đến câu 80 của các mã đề là các câu hỏi có độ khó, có tính phân loại cao, để trả lời được các câu hỏi này các học sinh cần phải có khả năng tổng hợp kiến của các nội dung trong chương trình học, phân tích được mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hôi và còn phải biết liện hệ vận dụng những hiểu biết xã hội để trả lời câu hỏi

Đề thi cũng có tính thời sự khi nhắc đến các vấn xã hội nóng bỏng hiện nay như vần đề đô thị hóa, vấn để việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các vấn đề tự nhiên khác như thiên tai, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Với mức độ đề thi như thế này những học sinh có học lực trung bình và trung bình khá dễ dàng có thể đạt được điểm 6 – 7.

Đề thi Lịch sử có độ bao phủ rộng

Cô Lê Thị Thu Hương - giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết đề thi Lịch sử đợt 2 bảo đảm được mục tiêu của một kì thi 2 trong 1: Vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học.

Về mặt kiến thức, đề thi môn Lịch sử bao phủ rộng nhưng chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, có một số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 11 phần lịch sử Việt Nam tuy nhiên rất cơ bản, không khó để trả lời. Thậm chí có những câu hỏi học sinh chỉ cần đọc kĩ, tinh ý một chút, dùng phương pháp loại trừ là có thể chọn lựa được đáp án đúng.

Đề thi có một số câu hỏi buộc học sinh phải hiểu rõ các giai đoạn lịch sử mới trả lời được. Tuy nhiên, so với đề thi đợt 1 thì đề thi đợt 2 có nhiều câu hỏi ở mức độ Thông hiểu hơn.

Theo đánh giá của Bộ GDĐT, đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Cho đến thời điểm hiện tại, không có thí sinh và cán bộ vi phạm quy chế.

Đợt thi này có 4.033 thí sinh đăng ký dự thi bài thi KHTN; 7.553 thí sinh đăng ký dự thi bài thi KHXH và 10.311 thí sinh đăng ký bài thi Ngoại ngữ.

Tổng số thí sinh dự thi tổ hợp KHTN là 3.989, đạt tỷ lệ 98.91%. Tổng số thí sinh dự thi tổ hợp KHXH là 7.433, đạt tỷ lệ 98.41%. Số thí sinh dự thi Ngoại ngữ là 10.209, đạt tỷ lệ 99.01%.

Các Hội đồng thi đã thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để tổ chức thi cho thí sinh. Các Hội đồng thi đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ thí sinh dự thi, nhất là đối với thí sinh ở địa phương khác đến dự thi; được thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Trong những ngày tới, các Hội đồng thi sẽ triển khai công tác chấm thi theo kế hoạch.

An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Trắng đêm “vượt lũ, thắng mưa” kè đê tại Hà Nội

Trắng đêm “vượt lũ, thắng mưa” kè đê tại Hà Nội

0h ngày 11/9, thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội cho biết, đoạn đê sông Nhuệ thuộc xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội mực nước dâng cao, có nguy cơ bị vỡ, các cán bộ hội viên, phụ nữ cơ sở phối hợp với lực lượng chức năng khẩn trương gia cố, kè đê chống lũ.
Nước sông Tích dâng cao, gần 1000 người ở huyện Thạch Thất bị ảnh hưởng

Nước sông Tích dâng cao, gần 1000 người ở huyện Thạch Thất bị ảnh hưởng

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Thất cho biết, do mực nước sông Tích dâng cao đã ảnh hưởng đến 192 hộ dân và 796 nhân khẩu. Các hộ dân đã chủ động kê kích tài sản, đồ đạc và khắc phục sinh hoạt, hiện tại chưa phải di dời.
Bắt thành công 2 con cá sấu sổng chuồng ở Yên Bái

Bắt thành công 2 con cá sấu sổng chuồng ở Yên Bái

Lực lượng chức năng đã dùng súng bắn thuốc mê bắt thành công 2 cá thể cá sấu bị sổng chuồng ra ngoài ở TP Yên Bái.
Hà Nội: Cấm người đi bộ và các loại phương tiện lưu thông qua cầu Đuống

Hà Nội: Cấm người đi bộ và các loại phương tiện lưu thông qua cầu Đuống

Chiều tối 10/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ra Thông báo số 960/TB-SGTVT về việc phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống, quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm hỗ trợ người dân ven sông Hồng di tản tránh lụt

Quận Hoàn Kiếm hỗ trợ người dân ven sông Hồng di tản tránh lụt

Trước tình hình nước sông Hồng dâng cao, chiều 10/9, nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực sát sông thuộc phường Chương Dương Độ đã được hỗ trợ, vận động di tản tới địa điểm an toàn.
7 tỉnh, thành phố hỗ trợ Hà Nội thu dọn, xử lý cây xanh gãy đổ

7 tỉnh, thành phố hỗ trợ Hà Nội thu dọn, xử lý cây xanh gãy đổ

Đại diện Công ty TNHH Một thành viên Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho hay, đơn vị đang nhận được sự hỗ trợ của nhiều đơn vị chăm sóc, duy trì cây xanh trên khắp cả nước.
Vĩnh Phúc: nước lũ dâng cao khiến 1 người tử vong và 1 người mất tích do lật thuyền

Vĩnh Phúc: nước lũ dâng cao khiến 1 người tử vong và 1 người mất tích do lật thuyền

Khoảng 19 giờ, ngày 10/9, tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, đã xảy ra một vụ lật thuyền làm 1 nạn nhân tử vong và 1 nạn nhân khác mất tích.
Đóng một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang để đảm bảo an toàn vùng hạ lưu

Đóng một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang để đảm bảo an toàn vùng hạ lưu

Sáng 10/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã ra lệnh đóng một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang nhằm ứng phó với tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp.
Miền Bắc trải qua đợt lũ lịch sử, mực nước sông vượt kỷ lục 65 năm qua

Miền Bắc trải qua đợt lũ lịch sử, mực nước sông vượt kỷ lục 65 năm qua

Sáng 10/9, miền Bắc đang đối mặt với đợt lũ lớn chưa từng có trong 65 năm qua. Mực nước trên các con sông tại nhiều địa phương đã vượt qua mức lũ lịch sử, gây ra nguy cơ ngập lụt diện rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Nam sinh xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic tin học quốc tế 2024

Nam sinh xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic tin học quốc tế 2024

Mới đây, 4 thành viên đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic tin học quốc tế (IOI) năm 2024 đều đoạt huy chương, gồm: 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Trong đó có em Phạm Công Minh là thí sinh từng đoạt Huy chương Vàng Olympic tin học châu Á (APIO) năm 2024 duy nhất của đội tuyển Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn

Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3. Trong đó có nội dung các đơn vị ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Hà Nội: các trường sẵn sàng kế hoạch chuyển sang dạy học trực tuyến khi cần thiết

Hà Nội: các trường sẵn sàng kế hoạch chuyển sang dạy học trực tuyến khi cần thiết

Trước nguy cơ mưa lớn còn kéo dài gây ngập úng cục bộ, số lượng trường bị ảnh hưởng của thiên tai có thể tiếp tục tăng, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc rà soát hạ tầng, sẵn sàng kế hoạch chuyển sang dạy học trực tuyến.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động